- Chuyện luân hồi hiện đạ i TT Thích Chân Quang
45. Những Bằng Chứng Về Tái Sinh 46 Sự Tái Sinh Của Những Vị Hóa Thân
46. Sự Tái Sinh Của Những Vị Hóa Thân 47. Kết Luận
2/. Thuyết Métempsychose của Platon và thuyết Saṃsāra của Ấn giáo.
Cũng giống thuyết luân hồi của Ấn giáo, thuyết Métempsychose của Platon chủ trương con người có thể tái sinh làm người hay bất cứ giống vật gì. Chẳng hạn trong Phèdre (80 e; 82 d tt) có nói rằng những linh hồn ngoan ngoãn và trong trắng sau khi chết sẽ được về chung sống với các thần thánh; nhưng các linh hồn nhiễm ô, chạy theo dục vọng của cơ thể vật chất sẽ phải đi lang thang cho đến khi tìm được một cơ thể mới để nhập vào. Và chứng nào hoàn chứng ấy, linh hồn của những người mê muội này sẽ tái sinh làm thân con lừa. Linh hồn của những bạo chúa và của những quân cướp sẽ tái sinh làm lang sói, làm diều hâu. Còn những linh hồn tuy không trong sạch lắm nhưng xưa kia đã có nhiều nhân đức: có tinh thần cộng đoàn và xã hội thì sẽ hoặc tái sinh làm ông, hoặc làm tò vò hay kiến. Chỉ có linh hồn các triết gia mới được giải thoát khỏi thân xác. Bởi vì triết học âu yếm
đem lại cho linh hồn triết gia mọi lý lẽ nó giải thoát triết gia khỏi những ảo mộng gây ra bởi ngũ quan.
Đối với loài vật cũng thế. Chúng có thể hoặc tái sinh làm người, hoặc tái sinh làm một loài vật khác: các con vật bất công bất chính, thì tái sinh làm kiếp thú rừng; các con vật trung chính, trái lại sẽ tái sinh làm những con vật hiền từ... (cf. Cộng hòa, Thần thoại Er.6 I 4 b).
Tuy nhiên, giữa thuyết Métempsychose của Platon và thuyết Samsāra của Ấn Độ có một điểm khác biệt quan trọng, đó là thuyết Samsāra của Ấn
Độ gắn liền với thuyết nghiệp báo (karma) như: “punyena vai punyena karmanā bhavati, pāpah pāpena: người ta trở nên tốt nhờ hành vi tốt, trở nên xấu bởi hành vi xấu (B.A.U.III, 2,13;cf. IV,5)
Đã hẳn là theo thuyết Métempsychose, người ta sỡ dĩ tái sinh làm người hay làm vật, tốt lành hay dữ tợn cũng là do hành động của mình trong kiếp trước. Tuy nhiên, Platon đã không đề xướng một thuyết Nghiệp quả rõ
rệt như Ấn độ.
Thật vậy, karma được Ấn Độ quan niệm như một thứ nghị lực ở trong một thứ vật chất tinh vi bám chặt vào ātman của mỗi con người hay bất cứ
một vật sống động nào (cf.Matitry Up.3,1); thứ vật chất tinh vi này sẽ tiếp tục còn mãi ngay cả khi mọi thể chất nơi con người tiêu tan vào trong các yếu tố căn bản cấu tạo nên vũ trụ vạn vật, tức là Đất, Nước, Gió, Lửa (B.A.U.III,2,13); chính cái karma này sẽ quyết định số phận của mỗi vật sống động sau khi nó chết (4SC Vetācvatara Up.5,7), và ấn định cấp bậc hiện hữu cùng trạng thái cuộc hiện hữu mà người hay vật ấy sẽ trở thành (Chāndogya Up.V,I0,7); (Kausitaki Up. 5,7). Tóm lại, chính cái karma này làm cho con người trở thành nô lệ nơi cái vòng luân hồi luẩn quẩn (cf. Maitry Up.4,2).
3/. Khác biệt về luân hồi trong Ấn giáo và Phật giáo.
Tuy Phật giáo và Ấn giáo có điểm tương đồng về luân hồi – ý niệm cuộc sống sau khi chết. Nhưng bản thân sự tái sinh trong Ấn giáo và Phật giáo là không giống nhau.