- REINCARNATION explained by Hans Wilhelm
7 Interesting Facts about Reincarnation in Hinduism
Về nguồn gốc của thuyết luân hồi, các học giả thường nêu ra nhiều giả thuyết, người thì nói rằng nó có ngay từ thời Veda (khoảng 1500 năm TCN) và là một thuyết đã khai sinh ở Ấn Độ, người khác lại chủ trương rằng đó là một thuyết ngoại lai đã được nhập cảng từ Hy Lạp, từ Âu Châu, hay là từ dân Arya ... Nhưng điều đó không có gì là chắc chắn cho lắm. Điều chắc chắn là thuyết này đã có ở Ấn Độ một cách rõ rệt ít nhất là từ thời Upanishad (Áo nghĩa thư) , chẳng hạn như trong những tập Brhadāranyaka (VI, II, 15-16), Shāndogya (VI, 8, 16), Cvetācvatara (I,7; IV,11-17, V,7,11-12)... Và như chúng ta đã biết, thuyết ấy không những trở thành một “tín điều” chung cho hầu hết các hệ thống triết học hay tôn giáo Ấn Độ, cho dù các hệ thống hay tôn giáo này nhiều khi bất
đồng quan điểm hay chống trái nhau về những vấn đề khác. Sau hết, cho tới ngày nay “tín điều” này vẫn còn là một chân lý tuyệt đối cho phần đông dân chúng Ấn Độ.
Nhưng luân hồi cũng có nhiều dạng, nếu chỉ luẩn quẩn trong kiếp người, nghĩa là nếu người ta cứ chết đi rồi lại đầu thai tái sinh làm người khác thì gọi là... tái sinh. Còn nếu tái sinh mà có thể làm “thân trâu ngựa” thì đó mới được gọi là luân hồi.
Một số những kinh điển đã nói về vấn đề này như sau:
- Trong sách Luật Visnu có nói: “Những ai đã sinh ra đều chắc là sẽ chết, mà những ai chết sẽ đều chắc là phải tái sinh” (XX,29).
- Trong Rāmāyana (II,84,21) và trong Chí tôn ca (Bhagavadgita II,2) cũng nói tương tự rằng: “Thật ra, chết đó là chắc đối với ai sinh ra, và (tái) sinh là chắc đối với ai chết đi”! Nhưng câu định nghĩa đầy đủ nhất về saṃsāra là của Nagasena; nhà sư Phật tử đã đối thoại với vua Hy Lạp Milinda: “Saṃsāra có nghĩa là: một hữu thể sinh ra chỗ này rồi lại chết đi chỗ khác, và sau khi chết nó lại (tái) sinh chỗ kia; sinh ra chỗ ấy, nó lại chết, và chết rồi nó lại (tái) sinh chỗ nọ” (III, 6,9).
- Trong Áo nghĩa thư có nói rằng: “Ai đã học các kinh Veda theo quy luật, ai đã luôn nhớ kỹ các kinh đó bằng cách lặp đi lặp lại; ai đã giáo dục con cái cho nên đạo hạnh, ai đã làm cho giác quan quy phục
linh hồn, tỏ lòng từ bi đối với mọi vật thì sẽ được đi về thế giới của Brahman và sẽ không còn tái sinh nữa” (Chāndogya Up. VI,8,16).
- Trong Brhadāranyaka Up. VI; II, 15-16 cho rằng những nhà ẩn tu mà có tài trí và có đức tin thì sẽ đi về phía các thần, và tới Brahman; đức ông chồng nào biết lễ cúng và làm việc thiện thì sẽ đi qua đường các tổ phụ để tới cung trăng, và chờ đợi đến khi trả hết nghiệp báo thì lại trở về tái sinh trước hết làm một cây, sau đó lại tái sinh trong một thân người. Trái lại, những người tánh nết xấu sẽ tái sinh làm những hạng người vô giai cấp (hos cantes), làm chó hay làm heo!
Xem thêm: