Gặp Hòa thượng lần đầu tiên Gặp lần thứ hai như “tìm được bảo vật”

Một phần của tài liệu luoc-thuat-hanh-trang-hoa-thuong-quang-kham-ni-chung-tu-vien-vinh-minh-lam-dong (Trang 82 - 85)

Gặp lần thứ hai như “tìm được bảo vật”

Tôi được gặp Hòa thượng lần đầu vào năm 1976. Lúc đó Ngài không giảng dạy gì, chỉ bảo chúng tôi tinh tấn niệm Phật. Người bạn đồng học ở BAN VĂN HÓA PHƯƠNG ĐÔNG thuộc TRƯỜNG ĐẠI HỌC CHÍNH TRỊ cùng đi với tôi cảm thấy vô cùng thất vọng. Theo lời loan truyền, Hòa thượng là một nhân vật truyền kỳ, nhưng khi hội kiến thì thấy bình thường, không có gì khác lạ. Chúng tôi không ngại xa xôi mà đến, nhưng khi trao đổi với Người vài câu đều lấy làm thất vọng. Trong bọn tôi có một anh tự cho mình học rộng biết nhiều, nói: “Hòa thượng già một chữ không biết, có thể dạy được gì!”.Chúng tôi mê muội nên trong bụng cũng nghĩ như vậy, - như người có mắt hỏi đường người mù thì biết được gì! Thế là hứng chí khi đến, cụt hứng khi về.

Năm sau tôi tham gia Hội niệm Phật do Hòa thượng Sám Vân tổ chức ở Đài Bắc trong bảy ngày. Ngài Sám Vân rất mực kính trọng Hòa thượng Quảng Khâm. Sau khi mãn khóa niệm Phật, một đoàn đông đảo bảy, tám chục người lên chùa Thừa Thiên thăm viếng Hòa thượng. (Lúc bấy giờ chùa Thừa Thiên xây cất rất đơn sơ, chỉ có vài phòng tăng, không huy hoàng tráng lệ như ngày nay).

Nơi phương trượng của Hòa thượng, cả trong lẫn ngoài người ta đông

nghẹt. Có người đến để xin chỉ dạy, có người vì hiếu kỳ mà đến, cũng có kẻ lên núi chơi tiện đường ghé lại.

Hòa thượng ngồi trên ghế mây, im lặng; Pháp sư Sám Vân bước vào, hướng dẫn đoàn tới đảnh lễ Hòa thượng, sau đó mọi người ngồi xuống trên nền đất. Pháp sư Sám Vân và Hòa thượng thăm hỏi nhau xong, cả phương trượng yên lặng… Hòa thượng thần sắc tươi vui, có vẻ người rất hài lòng. Thấy tất cả im lặng, người nhìn đại chúng hỏi: “Các vị đã hoàn mãn tuần niệm Phật, đã tìm thấy bảo vật, được của báu nên đưa ra phụng hiến,… nào nói đi chứ!”.

Nghe Hòa thượng nói như vậy người này nhìn người kia như bảo nhau: được của báu không phải là tôi, vị nào được của báu vậy? mau trình ra, không thì thật là xấu hổ! Sau một hồi đưa mắt hỏi nhau, rốt cuộc chúng tôi – hàng ngày bàn chuyện trời đất, giảng kinh nói pháp làu làu – đến lúc này chẳng ai thốt ra được nửa lời kinh kệ.

Trong khi mọi người im lặng, không khí trở nên nặng nề, bỗng nhiên có tiếng “Nam-mô A-Di-Đà Phật” từ miệng một tỳ kheo ni phát ra, mọi người liền quay đầu lại chăm chú nhìn vị tỳ kheo ni trẻ tuổi, xem xem vị thần thánh nào thốt lên như sư tử hống vậy! Rồi lại đưa mắt nhìn về phía Hòa

thượng, xem Người ứng xử thế nào. Chỉ thấy Hòa thượng lắc đầu chỉ tay vào một em bé trước mặt nói:

- Câu ấy em bé ba tuổi cũng có thể nói được.

Tiếp đó, không khí trở lại trầm lặng như trước, chỉ thấy Hòa thượng, qua đôi mắt sáng chiếu tựa hồ như dò hỏi ai là người giấu của báu mà chẳng trình ra cho người khác xem, - người đó là ai?

- Nào, nói đi… nói đi chứ!

Hòa thượng như một lão tướng từng trải trăm trận, binh đến dưới thành, lão tướng đích thân chỉ huy.

Trước ánh mắt long lanh và giọng nói kiên quyết thúc bách của Hòa thượng ai nấy bặt tiếng như ve mùa đông, cảm thấy hơi hởi mình dồn dập. Lúc ấy tôi mới nhận ra, đây không phải là thư sinh luận chiến mà đúng là giữa chiến trường đầy gươm giáo. Nếu không thực sự tôi luyện công phu ắt

không đủ bản lĩnh để xông pha trận mạc.

Có vị tỳ kheo ngồi phía trước, như bị Hòa thượng để mắt chú ý làm cho thân thể mất tự nhiên; vị tỳ kheo động thân… đắn đo vài giây… rồi như kẻ “dấu đầu lòi đuôi”, trình ra bài kệ:

Quá khứ tâm bất khả đắc Hiện tại tâm bất khả đắc Vị lai tâm bất khả đắc

Hòa thượng nghe xong nét mặt vẫn điềm nhiên, nói:

Chúng ta đóng cửa lại nói với nhau, ta không nên cho rằng chiếc áo này (Người chỉ chiếc áo tu sỹ trên mình) tùy tiện mà mặc được, mặc chiếc áo này một cách chân chính không phải là dễ1

Sau đó bầu không khí lại một lần nữa tĩnh lặng. Hòa thượng thấy mọi người không ai còn trình ra của cải gì nữa. Người vẫn với ánh mắt sáng nhiếp phục, vui vẻ hiền từ nói:

- Người xưa “đả Phật thất” [niệm Phật bảy ngày] đúng kỳ thì chứng nghiệm, nếu đúng kỳ hạn mà không chứng nghiệm hóa ra “nhờ Phật để có ăn” hay sao? (tức là mượn cớ niệm Phật để được ăn cơm). – Dừng lại vài

giây Hòa thượng nói tiếp:

- “Đả Phật thất” mà mong được cái gì như vật báu là tham. Mọi người

đến đây với tôi, cứ tưởng có được cái gì đó mang về, ấy cũng là tham”.

Người chưa dứt lời, tận cuối phòng có hai người rỉ tai nhau, có vẻ như nói lén rằng “chúng mình không tìm được bảo vật, Hòa thượng bảo đưa bảo vật ra xem, Hòa thượng có bảo vật mà còn đòi bảo vật của chúng ta, ấy chẳng phải là hai lần tham?” Lời rỉ tai vừa xong, Hòa thượng như biết mà không để ý, nói tiếp:

- Nếu ai nghe mà hiểu lời tôi nói, thì bảo vật đặt trước mắt ắt lấy được ngay; còn nghe mà không hiểu, không nhận ra, thì dù có hai tay bưng dâng trước mặt cũng chẳng có được gị.

Hòa thượng nói chưa dứt lời bổng có một người trẻ tuổi hỏi: - Xin thưa, Hòa thượng có lần chuỗi hạt không?

Thấy Hòa thượng không đeo tràng hạt anh ta cụt hứng, nhìn sang Pháp sư Sám Vân bên cạnh tay đang lần chuỗi hạt niệm Phật, anh chuyển hướng nhắm mũi tên sang Pháp sư, lém lỉnh hỏi: “Thưa Pháp sư, Ngài có lần chuỗi hạt không?” – Pháp sư đáp giọng chắc nịch:

- “Có!”

Anh chàng thanh niên nói một cách tỉnh bơ: - Ngài cho tôi tràng hạt. – Pháp sư đáp:

- Tôi đang niệm Phật, không thể cho anh. Nếu tôi cho anh, anh không được vứt nó đi. – Anh thanh niên chìa tay ra nói xẵng:

- Đưa tràng hạt đây!

Tiếng nói như còn bên tai, bỗng Hòa thượng chỉ thanh niên bảo:

- Hiện anh đang niệm đấy!

Tức thì anh chàng thanh niên nọ mất hẳn khí sắc kiêu ngạo, im lặng không nói lời nào.

Hai vị Pháp sư đã đồng diễn “quảng trưởng thiệt” [lưỡi Phật], từ không

nhập có, từ có nhập không, phối hợp có- không chặt chẽ, sự việc diễn ra

làm cho mọi người vô cùng tán thán.

---o0o---

Một phần của tài liệu luoc-thuat-hanh-trang-hoa-thuong-quang-kham-ni-chung-tu-vien-vinh-minh-lam-dong (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)