Sư trở về chùa Thừa Thiên không được bao lâu, tiền công đức trong Đại Điện bị mất. Khi Thầy giám viện và Thầy phụ trách hương đèn đưa tin đó ra, cả chùa xôn xao. Lúc Sư chưa trở về chùa, số tiền công đức này chưa bao giờ bị mất cả, Sư về chưa được bao lâu tiền công đức hương đèn nhờ vào đó tăng chúng sinh sống, nay bỗng không cánh mà bay, khiến cho ai nấy đều nghĩ ngay đến sư Quảng người hàng đêm ngồi thiền trong chánh điện, nếu có ai lấy trộm thì Sư phải là người hay biết, mà Sư lại không có phản ứng gì, thế thì người lấy trộm tiền công đức ấy là ai? Trong lòng mọi người tuy không nói ra nhưng ai cũng khẳng định được!
Kể từ đó cả chùa từ trên xuống dưới tuy chẳng ai bảo ai, nhưng mỗi lần lên Đại điện hoặc lúc giáp gặp Sư ai cũng nhìn bằng cặp mắt lạnh lùng. Người xưa nói: "Bị muôn người chỉ mặt không bệnh cũng chết". Sống trong hoàn cảnh bị mọi người mặc nhiên ruồng bỏ Sư vẫn không một lời biện bạch, cũng không hề khởi tâm buồn oán bất mãn. Sự thể như vậy diễn ra hơn một tuần lễ, Sư vẫn tươi tỉnh như tắm gội gió xuân.
Lúc ấy Thầy giám viện và Thầy hương đăng mới phơi bày sự thật của
công án. Nguyên số tiền công đức bị mất là do hai thầy nghĩ ra để khảo
nghiệm sư Quảng, xem thử 13 năm trên núi Sư rèn luyện được nhân cách như thế nào! Nào ai nghĩ tới, trước sự công phẫn của tăng chúng Sư vẫn an nhiên như tắm gội gió xuân. Qua sự giải bày của hai thầy, đại chúng ai nấy đều tự lấy làm xấu hổ. Suốt trên một tuần, kẻ mà ngay ngày bị mọi người khinh rẻ lại là một nhân cách tuyệt vời, một tăng nhân siêu phàm thoát tục. Mọi người ngoài cái tâm trạng áy náy bất an vì lầm lẫn đáng thẹn nay còn mang lòng kính phục tán thán bội phần. Phần Sư thì vẫn thản nhiên tự tại như chẳng có gì xảy ra, không vì khen chê được mất mà biến đổi dung nhan.
Năm Dân Quốc thứ 35 (1946) sau tiết Đoan Ngọ, một anh họ Lâm người Vĩnh Xuân tỉnh Phúc Kiến đến tham quan chùa Thừa Thiên, vốn có nhân duyên với Sư, Người nói: "Anh đến Đài Loan dạy học, hãy nên gửi thư cho
tôi, Phật giáo Đài Loan bị ảnh hưởng của Thần Giáo Nhật Bản làm cho không có sự phân biệt giữa tăng và tục. Tôi cũng có nhân duyên với Đài Loan, sẽ sang đó xây dựng đạo tràng, hoá độ chúng sanh".
nh Lâm nhận lòi ngay và ở lại với Sư một tuần, chuyện trò tâm đắc rồi xin quy y làm đệ tử Người, và phát tâm suốt đời hộ Pháp. Ngày 17 tháng 6, Lâm từ giã Sư để chuẩn bị đi Đài Loan. Lúc chia tay Sư nói: "Nếu đi không
được thì trở lại trò chuyện". Lâm cũng không hiểu tại sao, sau khi từ giã lên
tàu cảm giác lời nói của Sư có ẩn ý gì đó. Không ngờ khi thuyền vừa ra biển liền gặp gió bão, không thể ra khơi... Lâm rời thuyền lập tức đi nhanh đến trình báo với Sư thì thấy người đã đứng đợi ở sân thềm trước điện, thấy Lâm đến Sư cười khà khà nói: "Thầy biết thế nào con cũng trở lại". Hôm sau Lâm nóng lòng đi Đài Loan, nói với Sư phụ: "Con rất thiết tha đi Đài Loan, không biết khi nào thì đi được?" Sư bảo: "Chiều ngày 20 lên thuyền, 21 ra biển, ngày 22 có thể đến nơi. "Trưa ngày 20 quả nhiên Hãng tàu thông báo chiều tối lên thuyền. Anh Lâm lại từ giã Sư phụ, Người dặn dò hai ba lần là phải gửi thư liên lạc. Lúc Lâm lên đường Sư còn chúc "Thuận buồm xuôi
gió", về sau quả đúng như lời Sư nói, anh Lâm đến Đài Loan nhanh chóng
bình yên.
---o0o---