Từ khi Hoà thượng tuổi thọ đã vào khoảng 80 thì răng cỏ rụng hết, sau đó chỉ dùng toàn thức ăn lỏng. Đêm đêm Người vẫn ngồi thiền, trong vòng 10 năm lại đây Người chưa từng xuống núi. Nay Người đã 92 tuổi, tuy rất cao niên nhưng vẫn cứng cáp minh mẫn như xưa, đôi mắt sáng trưng có thần làm cho người đối diện không dám nhìn thẳng. Mỗi khi có ai hỏi Người tu hành mấy mươi năm chứng được cảnh giới nào? đắc tam-muội gì? Người chỉ lắc đầu bảo là không chứng đắc gì hết, già rồi chẳng có tam-muội gì, chỉ biết niệm Phật thôi!
Sư thường khuyên người ta niệm Phật, mỗi khi có người biếng nhác, Sư từ bi ân cần khuyên nhủ: "Niệm Phật không phải là điều giản dị cần phải
trút bỏ mọi thứ ràng buộc khuấy nhiễu; một lòng thanh tịnh niệm Phật mới có thể cảm ứng được. Phải niệm sáu chữ Hồng danh đức A-Di-Đà sao cho thật rõ ràng, trong tiếng; tai nghe đầy đủ, lòng không chút nghi ngờ, các tạp niệm khác tan biến một cách tự nhiên, thì nhất định sẽ đạt đến nhất tâm bất
loạn. Nếu tin lời tôi nói, thành tâm niệm Phật, đi đứng nằm ngồi không
ngừng niệm như vậy, cho đến trong giấc ngủ cũng vẫn niệm được. Một câu niệm Phật ghi nhớ trong lòng, không bị lục căn lục trần quấy nhiễu, đến lúc đó tự nhiêm tâm không còn tham luyến, ý không còn điên đảo. Đến chừng công phu thuần thục, cảnh giới Tây Phương Cực Lạc tự nhiên hiện ra trước mắt... Tuyệt đối chớ nên xem thường".
Người còn nói:"... Niệm tức là tưởng niệm mình phải giống Phật1 phải như Phật! ngày sau công phu thành thục nhất định thành Phật!".
- Niệm Phật, nếu như tâm tán loạn thì phải làm sao?
- Chỉ có cách là phải niệm liên tục, tập trung hết tinh thần vào sáu chữ Nam mô A-Di-Đà Phật là được!
- Thưa Pháp sư, còn mang nghiệp có vãng sanh được không?
- Còn mang nghiệp thì không thể vãng sanh được, câu mà cổ Đức ngày xưa nói: "đới nghiệp vãng sanh" không phải như người ta thường hiểu, ông tâm nguyện vãng sanh vào cảnh giới Cực Lạc, khi chết nếu nghiệp lực lớn
hơn niệm lực thì không thể vãng sanh, nếu như niệm lực lớn hơn nghiệp lực thì có thể vãng sanh.
Nói tóm lại, bất luận là người già hay trẻ, Sư phụ đều khuyên niệm Phật. Nay Người đã quá cái tuổi "cổ lai hy" vì nguyện độ sinh mà rán đem sức tàn ra chèo chống. Hàng nhân sỹ sáng mắt sao có thể bỏ lỡ cơ duyên may mắn này!
---o0o---
Hoà thượng Quảng Khâm đã nói như vầy...
Thủ Như
Đại lão Hoà thượng Quảng Khâm, năm nay tuổi hạc chín mươi ba, tu hành đã bảy mươi ba năm, đang ngồi từ tường trên chiếc ghế mây trong điện Địa Tạng chùa Thừa Thiên, mới xây lại sắp hoàn thành.
Ngài nói với chúng tôi Ngài không biết thiền.
Sáng ngày mồng 1 tháng 4 trời mưa lớn, ban biên tập nguyệt san Thập Phương chúng tôi quyết tâm lên chùa Thừa Thiên bái kiến Hoà thượng,
thỉnh ý Ngài về việc thành lập đạo tràng tu thiền.
Cư sỹ Hứa Quốc Chính đúng 9 giờ sáng lái xe đưa chúng tôi lên núi, các bạn đồng học liền gọi ngay một chiếc taxi đi theo.
Pháp sư tri khách Truyền Khải liền gác lại công việc bận rộn chuẩn bị cử hành Pháp Hội, mời chúng tôi đến điện Địa Tạng gặp Hoà thượng trò chuyện gần 40 phút. Chúng tôi bắt đầu câu chuyện từ lời Ngài dạy chúng tôi mấy năm trước đây:
"Không phải là Phật pháp suy mà là con người suy".
Hoà thượng nói: "Tại sao con người suy? Vì không chịu giữ giới, không
dụng công giữ bốn oai nghi đi, đứng, nằm, ngồi".
Rồi Ngài bất chợt hỏi lại chúng tôi: "con người từ đâu đến?".
Thấy chúng tôi không trả lời được, Ngài liền tự đáp: "Từ trong bốn loài
thai, noãn, thấp, hoá". Rõ ràng là Ngài e rằng chúng tôi tự khoác cho mình
Người đến chùa Thừa Thiên phần đông là khách hành hương và du khách, chẳng mấy ai đến học tu thiền, do đó nếu bạn có xin Ngài dạy cho kinh nghiệm tu hành thì thường được nghe Ngài bảo là Ngài bắt đầu học Phật bằng pháp môn tịnh độ, và chỉ dạy niệm sáu chữ "Nam-mô A-Di-Đà Phật". Thật ra, ấy cũng là do lòng từ bi của Ngài. Đối với hàng Phật tử thời
nay, tịnh độ là pháp môn thích hợp nhất, không nói tịnh độ thì nói gì đây? Chúng tôi vẫn không nản lòng, tiếp tục đưa ra vấn đề liên quan đến tu thiền, hỏi Ngài: "Xin thưa, có phải Hoà thượng tu cả thiền và tịnh hay không?" - Hoà thượng đáp: "Tôi chỉ niệm A-Di-Đà Phật".
- Nói chung, thiền tịnh song tu có dễ hoà hợp không?
- Với tôi không phân biệt, nếu như cường điệu thiền thì còn có ngã tướng, và khi mở miệng nói là con có cái ta.
- Nếu như có người muốn học thiền thì Ngài dạy như thế nào?
- Thiền không phải là cái để dạy, mỗi người đều có căn cơ.
- Người đức hạnh tốt dễ học thiền chăng?
- Điều đó tôi không biết. Chùa Thừa Thiên vốn tu hành theo tự nhiên. ở đây rất đông người, tôi không nghĩ rằng tôi đang độ họ.
- Như vậy là để cho họ tự lực tự độ?
- Đó là điều không cần phải giải thích, một tiếng chuông gióng lên mọi người đều nghe biết.
Lời khai thị thật sâu sắc, hấp dẫn đám người nghe. Ai gần Ngài thì quỳ, ai xa Ngài thì đứng, tất cả đều một mực cung kính, nghiêm trang. Hoà thượng giảng pháp, muốn cho mọi người "tĩnh tâm an trụ", nỗ lực thực sự. Dù sao, vấn đề chúng tôi hỏi chưa được đề cập tới!
- Bạch Hoà thượng, nếu như có một số tỳ kheo trẻ tinh tấn phát tâm, mong tiếp thu sự giáo dục lý tưởng của Tăng đoàn ngõ hầu sau này có thể làm rạng rỡ đạo Phật, Hoà thượng có gì chỉ dạy cho họ?
- Việc ấy đã có các vị đại Pháp sư có thể phụ trách giáo dục chúng tăng, đào tạo nhân tài; tôi tuổi đã già rồi có muốn thì cũng chỉ là việc làm của kiếp sau.
- Thật ra, có người chỉ cần Ngài dạy cho một đôi lời cũng là đủ.
- Ví như tôi đang ngồi đây, miệng nói muốn độ sinh, làm sao độ được?
(Có rất nhiều bạn trẻ đến gặp Ngài, thỉnh ý về nguyện vọng của mình, về thế nào là hoằng pháp, thế nào là lợi sinh, Ngài đều không trả lời trực tiếp câu hỏi).
- Chúng con muốn cho thân tâm chuyển hoá thật nhanh, như Hoà thượng vậy, có phải thường xuyên ngồi thiền?
- Bây giờ các ông nói với tôi điều đó tôi mới hay là tôi đang hành thiền.
- Sự tu hành của tu sĩ ở trên núi và ở thành thị có gì khác nhau?
- Ban đầu nên tu trong rừng núi, sau một thời gian, dù ở độ thị hay phố phường đều có thể tu được.
- Nếu muốn thiết lập một cơ sở giáo dục Phật giáo hoặc một thiền đường thì ở núi rừng tốt hay ở thành phố tốt?'.
- Không nên nói chúng ta phải làm gì, như vậy là còn có hình tướng, còn chấp trước.
- Ngài ở đây tuỳ duyên thuyết pháp, không phải là giáo dục sao?
- Chùa Thừa Thiên này không phải của tôi, nếu là của tôi thì tôi đã trở thành ông từ giữ chùa!
Hoà thượng không muốn về việc giáo dục. Theo chúng tôi nghĩ Ngài không thích hý đàm danh tướng. Sự giáo dục tăng chúng hiện hành tại nơi
đây chẳng đã nói lên một cách tốt nhất chủ đề của cuộc hội đàm!? - Thưa Hoà thượng, chùa này có bao nhiêu chúng xuất gia?
- Có bốn năm chục người.
- Tuỳ họ dụng công, nhưng phải tu khổ hạnh, mỗi tối cùng niệm Phật lễ Phật với nhau cho đến tàn một cây hương.
- Họ sống qua ngày như thế nào?
- Ăn uống đạm bạc, tự canh tác lấy mà sống.
- ấy là thanh quy do tổ Bách Trượng đề ra.
- Quy củ đã lập ra, ai cũng phải theo đó mà làm.
- ở đây, thanh quy của Ngài Bách Trượng không có gì bổ sung?
- Không.
- Thời đại không giống nhau, làm sao áp dụng như nhau? - Người xuất gia ngày xưa và ngày nay giống hay khác nhau? (ý Ngài nói kỷ cương phải giống như nhau).
- Ngoài nếp sống theo thanh quy ra, họ có được dạy cho học kinh điển không?
- Có, phải xem kinh thì mới biết đường mà tu, tôi cũng bảo họ xem Tâm
kinh.
- Thưa, Ngài cũng có dạy?
- Nội dung Tâm kinh rất rộng lớn, phải tự mình lãnh hội, tự mình hành trì, đến lúc nào đó tự nhiên hiểu ra.
- Thưa Hoà thượng, trong Tâm kinh câu nào quan trọng nhất?
- Câu "Quán tự tại Bồ Tát".
- Có phải Ngài đang tu theo hạnh nguyện của Bồ Tát Địa Tạng?
- Tôi cũng không rõ nữa, chỉ biết loáng thoáng.
- Ngài có dạy đại chúng ở đây tụng kinh Địa Tạng và tu theo hạnh nguyện của Bồ Tát Địa Tạng?
- Mỗi người đều có hạnh nguyện của mình.
- Kiếp này Hoà thượng hoằng dương Phật pháp, hạnh nguyện lớn nhất của Ngài là gì?
- Tôi ngồi đây từ sáng đến chiều, cũng không biết mình đang làm gì
- ấy là cung cách của đại thiền sư...
- "Đại" cỡ nào? lớn nhất cũng chẳng qua bằng chiếc ghế tôi đang ngồi
đây.
- Cùng đi đến đây cũng có Pháp sư định xây dựng đạo tràng tu thiền, xin Ngài có thể từ bi chỉ dạy cho một vài điều?
- Bản thân tôi còn chưa có khả năng.
- Có người đến thỉnh cầu hẳn là có duyên, mong được toại nguyện.
- Có, ai đến đây yêu cầu tôi, tôi đều tuỳ duyên chỉ bảo.
Lần trò chuyện ấy với Hoà thượng, theo lời kể lại của các vị thị giả, là sự kiện hiếm thấy trong mấy năm gần đây. Khó gặp được lúc Ngài vui vẻ như vậy; hoan hỷ dạy cho "bí quyết", lại còn đưa ngay cho bộ "Tâm kinh". Không những Ngài chỉ cho cách xây dựng đạo tràng tu thiền lý tưởng mà còn để mọi người cùng tham dự Thắng Hội, cùng thưởng thức Pháp vị, ai
bảo rằng Ngài không biết Thiền?
---o0o---
Hoà thượng khai đàn truyền giới đại chúng nao nức vui mừng
Huỳnh Kiến Hưng
(Trích từ Nguyệt san Liên hợp số 54)
Do hoàn cảnh hạn chế mà ở Đài Loan số người xuất gia không nhiều. Theo lệ mỗi năm một ngôi chùa tổ chức Giới đàn một lần. Trước hết phải xin phép Giáo hội Phật giáo Trung ương rồi chuyển lên Bộ Nội Chính phê duyệt, sau đó các chùa lần lượt tổ chức Giới đàn.
Cuối năm 1985 đến lượt chùa Thừa Thiên, huyện Thổ Thành, Đài Bắc tổ chức Giới đàn, nhưng vì chùa không đủ điều kiện vật chất cho một số lớn giới tử đến thọ giới nên phải chuyển sang phân viện của chùa Thừa Thiên là chùa Diệu Thông ở huyện Cao Hùng tổ chức.
Lần này giới tử đến thọ giới ở chùa Diệu Thông khoảng 2700 người, trong đó chúng xuất gia khoảng 500b người. Trong thời gian truyền giới người lên núi rất đông nên đa số giới tử phải ngủ trong những lều vải dựng tạm. Mỗi ngày có tới hai ba chục chiếc xe du lịch chở đầy tín chúng lên núi lễ bái. Sau khi Đài Loan giải phóng, bắt đầu từ năm 1952 chùa Đại Tiên trên núi Quan Tử là chùa đầu tiên tổ chức Giới đàn, đến nay đã được 34 năm.
Giới đàn lần này đông người nhất. Nguyên nhân chính là vì có một bậc đại đức cao tăng của thời đại - Hoà thượng Quảng Khâm... lần đầu tiên truyền giới. Tín chúng vì muốn gần gũi với ngài Quảng Khâm, mong được Hoà thượng truyền giới cho, do đó mà giới đàn mới long trọng như vậy.
---o0o---