Thường ngồi không nằm, Niệm Phật chứng đạo

Một phần của tài liệu luoc-thuat-hanh-trang-hoa-thuong-quang-kham-ni-chung-tu-vien-vinh-minh-lam-dong (Trang 90 - 92)

Người làm việc nặng nhọc, tu phước trên mười năm, sau được giao lo việc hương đèn. Mỗi ngày thức khuya dậy sớm trông lo Đại Điện qua các việc như hương, đèn, hoa, quả cúng Phật; đồng thời đánh bản báo thức

chúng dậy tu tập. Có lần Người ngủ quên, đánh bảng trễ 5 phút, tự nói trong lòng rằng 600 người cùng tu, mỗi người trễ 5 phút, cộng lại hơn 3000 phút, hậu quả này làm sao gánh nổi! Bèn quỳ trước cửa chính điện sám hối với

mọi người. Người có tinh thần trách nhiệm rất cao, tự trách lỗi mình rất nghiêm khắc, từ đó về sau ngày ngày Người ngồi trước Phật đài, không dám lơ đễnh; vì trong lòng luôn cảnh giác một đêm Người thức dậy năm sáu lần, do quá thận trọng mà nửa thức nửa ngủ, để rồi mặc nhiên trở thành người “không hề đặt lưng lên dơn”.

Năm 1933 Người đã đến tuổi trung niên mà vẫn chưa thọ cụ túc giới. Từ ngày xuất gia cho đến nay đã hai mươi hai năm rồi! Sở dĩ Người trì hoãn việc thọ giới là vì nghĩ mình chưa đủ đức hạnh để gánh vác sự nghiệp của Như Lai, sợ rằng trên thì lừa dối Phật dưới thì gạt gẫm chúng sinh; ngoài thì bội thầy phụ bạn, trong thì phụ chính bản tâm. Mãi đến khi tinh tấn hành lễ

Phật thất ở Cổ Sơn Tự chứng được niệm Phật tam-muội Người mới dám tự

nguyện gánh vác sự nghiệp Như Lai, đến chùa Long Sơn thọ đại giới, từ đó vân du tự tại. Người ta cho rằng nhờ theo phái thiền Lâm Tế mà Người chứng đắc, thực ra trước đó Người đã nhờ niệm Phật mà chứng Tam-muội, sau mới tham thiền. Cảnh giới mà Người thấy khi hành lễ Phật thất ở Cổ Sơn Tự chúng ta chỉ biết được đôi chút nhờ cuộc đối thoại giữa Người với một ngoại kiều. Người chơn chất khiêm cung trả lời thắc mắc của đồng đạo ngoại kiều từ xa xôi đến: “Lúc bấy giờ, trong tiếng niệm Phật bỗng nhiên

thân tâm trở nên tịch tĩnh như đang ở trong cảnh giới xa lạ; mở mắt thấy hoa nở -chim hót – gió thoảng – cỏ lay, tất cả đều hòa nhập với tiếng niệm Phật-niệm Pháp-niệm tăng. Trạng thái này kéo dài trong ba tháng không gián đoạn”.

Trong “Kinh Phật nói về A-Di-Đà” có đoạn: “Lại nữa, này Xá Lợi Phất,

cảnh giới ấy thường có các loài chim kỳ diệu đủ màu, bạch hạc, khổng tước, anh vũ, xá-lợi, ca-lăng-tần-già cùng chung sống. Các loài chim này ngày cũng như đêm cùng cất tiếng ca thanh thoát, âm thanh diễn tả tuyệt vời các pháp ngũ căn, ngũ lực, thất bồ đề phần, bát thánh đạo phần. Chúng sanh trong cõi đó nghe hòa âm như vậy rồi, tất cả cùng niệm Phật-niệm Pháp- niệm Tăng”.

Lại nói: “Này Xá Lợi Phất, cõi Phật ấy gió nhẹ thoảng lay, các hàng cây

báu cùng cácmạng kết bảo châu phát ra âm thanh vi diệu, ví như trăm ngàn thứ âm nhạc đồng tời trổi lên, ai nghe âm thanh ấy cũng đều phát tâm niệm Phật – niệm Pháp – niệm Tăng”.

Lời nói trong kinh chiếu ứng với cái thấy của Người. Đức Phật từ bi, Sư phụ từ bi, tuy là miêu tả một cách sơ lược nhưng đối với hạng phàm phu chúng ta nghe như tiếng sét bên tai, như tiếng sấm vang rền. Ai cũng không

thể làm ngơ giả điếc giả câm. Lời Phật dạy trong kinh, điều Sư phụ thể chứng chơn thật từng câu từng chữ. Vậy đối với pháp môn niệm Phật lẽ nào ta chẳng có niềm tin sâu sắc.

Sau khi chứng nghiệm, Người quyết chí tìm nơi ẩn tu để thể hiện pháp thân tự tại, rồi được sự đồng ý cùng mấy lời dặn dò của Hòa thượng Chuyển Trần Người đến chùa Hưng Hóa thọ giới. Sau khi thọ giới trở về, chuẩn bị đi ngay vào núi tu khổ hạnh. Hòa thượng Chuyển Trần biết Người công phu chắc thực, long tượng sơ lộ, bèn đồng ý cho Người lên núi tu một mình. Khi lên núi, hành trang chỉ có 4 bộ quần áo đơn sơ để thay đổi mỗi khi cần giặc giũ và độ hơn 10 cân gạo; nhưng lòng chứa chan hy vọng, Người lên thẳng núi Thanh Nguyên phía sau chùa Thừa Thiên, chuẩn bị một cuộc sống “mai danh ẩn tích”.

---o0o---

Một phần của tài liệu luoc-thuat-hanh-trang-hoa-thuong-quang-kham-ni-chung-tu-vien-vinh-minh-lam-dong (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)