Sư tu theo hạnh đầu đà của hai pháp môn Thiền và Tịnh, lấy thân mình hiển thị mô phạm của chư Phật. Trừ lúc trời mưa ra, hằng đêm Sư đều ngồi ngoài trời. Suốt mấy mươi năm Sư vẫn hành trì như thế. Có điều rất lạ là sáng sớm cây cối núi rừng đều ướt đẫm sương, chỉ có chỗ Sư ngồi đường kính ước vài thước thì hoàn toàn khô ráo. Do lòng từ bi thường cứu giúp người và công phu thiền định sâu dày của Sư mà càng ngày số người tìm đến thăm viếng Sư càng đông, có người phát tâm quy y cầu xin học đạo, có người vì hiếu kỳ ham vui, cũng có kẻ tự cho mình cao siêu đến thử đức công phu thiền định; đủ hạng người với tính cách khác nhau như thế, mà Sư tuy là một cụ già không biết chữ nhưng đối đáp rất dễ dàng, tự nhiên; quả thật là Phật pháp không thể nghĩ bàn. Xin nêu vài ví dụ cống hiến quý vị độc giả.
(1) Một hôm có một giáo sư tự cho mình công phu thiền định rất cao, sáng sớm đường đột bước vào thiền đường của Người. Chẳng nói chẳng rằng, ông ta tự động ngồi xuống; Sư cũng yên lặng không nói lời nào. Qua một lúc khá lâu, ông giáo sư mở lời trước:
Hoà thượng nói:
- Tôi không thấy.
- Nghe nói công phu thiền định của ngài rất cao, tôi đã đến đệ tứ thiền sao ngài không thấy?
- Hoà thượng trả lời:
- Tôi chỉ biết ngày ăn ba bữa, chẳng làm việc gì.
Tiếp đó Người đưa tay lấy tờ giấy vệ sinh, nhép miệng mấy cái quay đầu lại hỏi ông ta:
- Giấy vệ sinh đang nói với tôi, ông có nghe được không?
Ông giáo sư như gặp phải "Kim Cang hai trượng chẳng với tới đâu", lặng lẽ rút lui.
(2) Có một vị Pháp sư đến thăm, nói với Người:
- Khi ở nước ngoài mỗi lần có động đất hay gió bão, tôi dùng pháp sau đó động đất và gió bão đều biến lặng. - Người đáp:
- Bần đạo thì chẳng làm gì cả.
Lần thứ hai đến, vị Pháp sư lại nói:
- Hoà thượng ạ, hiện nay tôi không làm gì hết. - Người nói:
- Bần đạo mỗi ngày ăn cơm, ngủ nghỉ, đi tản bộ.
Công phu thiền định tự nhiên như thế, không có cái tôi đang làm gì,
không chấp có cũng không chấp không. Nếu có người tự bảo "tôi có" công phu gì, Người dùng "không" để đáp lại, còn người nào bảo "không" thì Người lấy "có" mà ứng đối.
Vị Pháp sư ấy sắp ra về, nói với Người: "Thỉnh Hoà thượng nên ra nước ngoài hoá độc húng sanh". - Người gật đầu:
Pháp sư nghĩ là Hoà thượng sẽ hiển thần thông, bèn hành trang trở lại xứ người. Song chờ mà chẳng thấy Hoà thượng tới, Pháp sư thấy sốt ruột. Lần sau trở lại Đài Loan thăm, Pháp sư hỏi:
- Trước đây Hoà thượng chẳng bảo rằng tôi đến thì Ngài đến sao? Lâu quá chẳng thấy Ngài đến? - Người còn đáp:
- Ngài tới đây bần đạo tiếp Ngài ra sao, đã nói những gì, hẳn là Ngài đã hiểu rất rõ ràng? Khi Ngài trở về, đem những gì bần đạo nói với Ngài nói cho họ nghe, đó chẳng phải là Ngài đến thì tôi đến hay sao? Pháp sư khách
hốt nhiên hiểu ra, im lặng chẳng nói lời gì.
(3) Một hôm, có vị sư chuyên tu Phạm hạnh đến thăm Hoà thượng, nói với Người: "Tôi tu tam-muội được mấy mươi năm, nay đến Đài Loan tìm chỗ tu hành, xin Hoà thượng chỉ dạy cho".
Người trả lời:
- Ngài tu tam-muội đã mấy mươi năm, xin chỉ dạy cho tôi, tôi chưa tu tam-muội gì bao giờ, làm sao nói với Ngài được.
Nhà sư lại hỏi: "Tôi định đóng cửa ẩn tu, đại khái cần miếng đất chừng vài mươi bình [đơn vị diện tích -ND] bên ngoài có vườn hoa nho nhỏ, Hoà thượng thấy thế nào?" - Người đáp:
- Chúng ta đóng cửa, mục đích là đóng tâm hay là đóng thân? Nếu đóng
tâm thì cái thân tứ đại giả hợp này của ta cũng đủ lớn rồi, còn như thân muốn hưởng thụ thì ngũ đại cũng không đủ. Đóng là đóng lục căn, tu tâm đâu phải là vào địa ngục.
Khi Người đối đáp với ai, trả lời ngay thẳng, không cần suy nghĩ, không cần lấy lòng, cũng chẳng cần giữ sĩ diện, hoàn toàn "trực tâm đạo tràng".
---o0o---