NHỮNG MÔ HÌNH MẪU ĐÃ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của chỉ số EQ đến kết quả học tập của sinh viên các trường đại học tại TP HCM (Trang 60)

2.7.1 Lý thuyết mô hình

Howard Gardner, nhà tâm lý học Harvard, định nghĩa trí tuệ là “khả năng giải quyết vấn đề hoặc tạo ra các sản phẩm có giá trị trong một hoặc nhiều bối cảnh văn hóa”. Theo Howard Gardner (1983), có 8 kiểu trí tuệ khác nhau trong mỗi con người.

Hiện tại, Gardner đã kết nạp thêm hai dạng thông minh nữa là Thông minh Sinh tồn (Existentialist Intelligence) và Thông minh triết học (theo Gardner, Howard. 1999).

Quan điểm của Gardner đã được đánh giá cao, gây một tiếng vang trong giới sư phạm ở Mỹ vì đã thừa nhận hoàn cảnh văn hoá của trí tuệ, đã tính đến nhiều năng lực của con người và phân tích trí tuệ ở nhà trường và các môi trường ứng dụng khác. Tuy nhiên, chính Gardner cũng thừanhận rằng quan niệm của mình không giải thích được tất cả. Một số loại trí tuệ của Gardner được đo bằng các trắc nghiệm trí tuệ truyền thống đó là trí tuệ ngôn - ngữ, trí tuệ logic toán, trí tuệ không gian, còn các loại khác đều không đánh giá được - bằngtrắc nghiệm trí tuệ truyền thống.

Theo Salovey, J. Mayer và D. Goleman, môi trường làm việc thay đổi nhanh chóng, uyển chuyển và cởi mở của xã hội đòi hỏi phải kết hợp trí tuệ thông minh với trí tuệ cảm xúc (emotional intelligence) - là khả năng kiểm soát và điều chỉnh các cảm xúc của mình và của 9 người khác, và khả năng sử dụng cảm xúc để dẫn dắt ý nghĩ, hành động (theo Salovey, P. & Mayer, J.D 1990). Trong cuốn “Làm việc với trí tuệ cảm xúc” (1998), Goleman định nghĩa: Trí tuệ cảm xúc là năng lực nhận biết các cảm xúc của mình và của người khác, năng lực tự thúc đẩy và năng lực quản lý tốt các cảm xúc trong bản thân mình và trong các mối liên hệ với người khác. Goleman đã đưa ra 5 năng lực cơ bản về cảm xúc và xã hội là: năng lực tự ý thức, năng lực tự điều chỉnh, năng lực thúc đẩy, năng lực đồng cảm và các kỹ năng xã hội.

Theo Salovey, J. Mayer và D. Goleman, môi trường làm việc thay đổi nhanh chóng, uyển chuyển và cởi mở của xã hội đòi hỏi phải kết hợp trí tuệ thông minh với trí tuệ cảm xúc (emotional intelligence) - là khả năng kiểm soát và điều chỉnh các cảm xúc của mình và của 9 người khác, và khả năng sử dụng cảm xúc để dẫn dắt ý nghĩ, hành động (theo

53

Salovey, P. & Mayer, J.D 1990). Trong cuốn “Làm việc với trí tuệ cảm xúc” (1998), Goleman định nghĩa: Trí tuệ cảm xúc là năng lực nhận biết các cảm xúc của mình và của người khác, năng lực tự thúc đẩy và năng lực quản lý tốt các cảm xúc trong bản thân mình và trong các mối liên hệ với người khác. Goleman đã đưa ra 5 năng lực cơ bản về cảm xúc và xã hội là: năng lực tự ý thức, năng lực tự điều chỉnh, năng lực thúc đẩy, năng lực đồng cảm và các kỹ năng xã hội.

Robert Sternberg (1999) nêu khái niệm “trí tuệ thành công” (successful intelligence) để đạt những mục đích quan trọng. Thuyết ba nhân tố trí tuệ của ông dựa trên quá trình con người chế biến thông tin: (i) là các quá trình bên trong cá nhân gồm các kỹ năng xử lý thông tin để hướng dẫn các hành vi thông minh (gọi là trí thông minh phân tích); (ii) năng lực tạo ra sự phù hợp tối ưu giữa kỹ năng của cá nhân và môi trường bên ngoài (gọi là trí thông minh thực hành); (iii) năng lực huy động kinh nghiệm cá để ứng phó thành công (năng lực sáng tạo). Cụ thể là:

Trí tuệ phân tích (Analytical or Componential Intelligence) phản ánh năng lực tư duy, suy luận, ngôn ngữ, giải quyết vấn đề, đánh giá… Người có trí thông minh phân tích cao có khả năng nhìn thấy, tìm ra các giải pháp không thông thường bởi các kỹ năng tư duy phân tích, trừu tượng hóa, khái quát học, đánh giá… của họ. Ví dụ, học sinh A luôn đạt điểm cao trong các test chuẩn hóa do khả năng phân tích, tóm tắt, đánh giá các giải pháp nêu trong tài liệu.

Trí tuệ sáng tạo / trải nghiệm (Creative or Experiential Intelligence) là năng lực kết hợp 10 những kinh nghiệm, sự kiện, khám phá, tưởng tượng, dự đoán… theo những cách thức mới để giải quyết được những vấn đề đặt ra. Ví dụ, Học sinh B là một người có trí thông minh sáng tạo vì khả năng sử dụng kiến thức và kỹ năng đã có để giải quyết các vấn đề mới thường xuyên.

Trí tuệ thực hành là năng lực hoạt động trong các tình huống thực tiễn, phản ánh sự “lõi đời” như mặc cả khi mua bán mà bạn không hề được dạy ở nhà trường. Ví dụ, bác C đang cân nhắc mua một chiếc xe máy cũ. Một nhân viên bán hàng đang cố gắng thuyết phục bác mua một chiếc xe, nhưng bác đã đưa ra sự so sánh giá và đã quyết định nói

54

không với những tính năng bổ sung không cần thiết của chiếc xe mà người bán giới thiệu.

2.7.2 Ứng dụng mô hình trí tuệ cảm xúc của John Mayer và Peter Salovey

2.7.2.1 Mô hình EI97

Hình 2. 6-Mô hình trí tu c m xúc EI97 ệ ả

Mô hình TTCX EI97 xem TTCX như là một tổ hợp gồm bốn nhóm năng lực liên quan đến cảm xúc, từ các kĩ năng cơ bản cho đến các kĩ năng phức tạp, được mô tả cụ thể gồm:

55

- Nhóm năng lực nhận biết các cảm xúc: gồm các kĩ năng cho phép cá nhân biết cách cảm nhận, thấu hiểu và biểu lộ các cảm xúc. Các năng lực cụ thể bao gồm nhận dạng những cảm xúc của mình và của người khác, bày tỏ cảm xúc của mình và phân biệt được những dạng cảm xúc mà người khác biểu lộ trên nét mặt, giọng nói, ánh mắt, đôi khi là hành vi cá nhân như những biểu hiện trung thực và thiếu trung thực của cảm xúc. Nhận biết cảm xúc giúp cá nhân nhận ra và nhập vào các thông tin từ hệ thống cảm xúc dưới hai hình thức có lời và không lời. Các quá trình thu nhận thông tin cơ bản này là điều kiện tiên quyết cần thiết cho quá trình hình thành những thông tin cảm xúc sau này để giải quyết vấn đề.

- Nhóm năng lực sử dụng cảm xúc để hỗ trợ, thúc đẩy tư duy: nhóm năng lực này cho phép con người điều tiết cảm xúc của mình trong các quá trình nhận thức khác nhau; nhận thức được rằng những thay đổi tâm trạng có thể dẫn đến sự xem xét những quan điểm thay thế và hiểu rằng sự thay đổi trạng thái của xúc, cách nhìn có thể khuyến khích nảy sinh các loại năng lực giải quyết vấn đề.

- Nhóm năng lực hiểu các cảm xúc và quy luật của cảm xúc: hiểu về nguyên nhân và tiến trình phát triển cảm xúc, thể hiện năng lực đánh giá cảm xúc của người khác và sự thấu hiểu họ có được từ việc quan sát cảm nhận của người khác. Năng lực này đòi hỏi kiến thức cần thiết về cảm xúc, bao gồm năng lực gọi tên cảm xúc, năng lực phân biệt các loại cảm xúc khác nhau, hiểu được sự pha trộn phức tạp của các loại tình cảm và nhận ra quy luật về tình cảm.

- Nhóm năng lực quản lý/ điều chỉnh cảm xúc: nhóm năng lực này giúp kiểm soát, tự điều khiển các cảm xúc bản thân, sắp xếp cảm xúc nhằm hỗ trợ một mục tiêu xã hội nào đó. Ở mức độ phức tạp hơn này của TTCX gồm các kĩ năng cho phép cá nhân tham gia có chọn lọc vào các loại cảm xúc nào đó hoặc thoát ra khỏi những cảm xúc nào đó để điều khiển, kiểm soát cảm xúc của mình hoặc người khác. Năng lực này bao gồm những kĩ năng cao nhất như cách tăng cường những cảm xúc dễ chịu và điều hòa cảm xúc tiêu cực. Năng lực giúp đỡ người khác cải thiện hoặc thay đổi tâm trạng là một kĩ năng quan trọng, hỗ trợ sự hình thành, duy trì các mối quan hệ xã hội vững chắc.

56

 Mô hình EI hỗn hợp

Quan niệm EI là một cấu trúc hỗn hợp pha trộn giữa năng lực, kỹ năng và đặc điểm nhân cách; đo lường tự đánh giá, gồm các đại diện như mô hình EI của Bar-On (1997, 2000), mô hình EI của D. Goleman và cộng sự (1995, 2000), mô hình Tự hiệu quả về xúc cảm của Petrides và Furnham (2000).

Mô hình Tự hiệu quả về xúc cảm của Petrides và Furnham (2000) với 15 khía cạnh trí tuệ cảm xúc đặc trưng và yếu tố tương ứng của chúng, trong đó ''khả năng thích ứng'' và ''tự thúc đẩy'' là các khía cạnh độc lập ảnh hưởng trực tiếp vào điểm số EI chung.

 Mô hình EI năng lực

Quan niệm EI là một năng lực trí tuệ, sử dụng phương pháp đo lường thực hành, gồm mô hình EI năng lực của J. Mayer và P. Salovey (1990, 1997), mô hình EI của Matthew, Zeidners và Roberts (2005).

Với quan niệm EIlà một cấu trúc tri tuệ, luận án cho rằng EI cần được đo lường theo cách tiếp cận năng lực hoặc đánh giá kết quả thực hiện, cũng như cần phân biệt rõ ranh giới của EI với các thuộc tính khác của nhân cách. Nếu EI là một dạng trí tuệ thì nó phải thỏa mãn 3 tiêu chí khái niệm, tương quan và phát triển để được xếp vào cấu trúc trí tuệ.

Mô hình EI 97 của J. Mayer, P. Salovey đã thỏa mãn các điều kiện trên và được lựa chọn làm khái niệm công cụ và sử dụng MSCEIT của các tác giả này làm công cụ đo lường chính yếu trong nghiên cứu của luận án về EI của GVTH.

2.7.2.2 Mô hình trí tuệ cảm xúc thuần năng lực EI 97 của J. Mayer và P.

Salovey

Đóng góp vào việc trả lời các câu hỏi tâm lý học về mối tương quan giữa trí tuệ và cảm xúc, năm 1990, hai nhà tâm lý học Mỹ J. Mayer và P. Salovey đã đề xuất mô hình trí tuệ cảm xúc thuần năng lực được gọi là EI 90. EI 90 bao gồm ba quá trình trí tuệ - (mental process) liên quan với nhau và hàm chứa các thông tin cảm xúc.

57

Hình 2. 7-Mô hình EI 90 c a P.Salovey và J.Mayer

Những quá trình đó là:

1) Quá trình đánh giá và biểu hiện xúc cảm 2) Quá trình điều khiển hoặc kiểm soát xúc cảm

3) Quá trình sử dụng xúc cảm một cách phù hợp cho hoạt động.

Mô hình EI 90 cho thấy những cá nhân có EI phát triển cao thường đặc biệt thành công trong những lĩnh vực nhất định như:

a) Nhận thức và đánh giá chính xác xúc cảm của bản thân

b) Biểu lộ tình cảm xúc cảm với những người khác một cách đúng đắn, phù hợp c) Nhận biết tốt về xúc cảm của người khác và từ đó có những hành vi xã hội phù hợp d) Điều chỉnh xúc cảm của bản thân và người khác một cách có hiệu quả để đạt đến mục đích hành động cụ thể (ví dụ: để cải thiện tâm trạng của chính mình và của người khác) e) Sử dụng những xúc cảm của mình để giải quyết vấn đề bằng những hành vi phù hợp hoàn cảnh.

58

Sau bảy năm nghiên cứu và ứng dụng EI 90, các tác giả đã nhận ra những thiếu sót của mô hình này và đã cùng với đồng nghiệp là David Caruso đổi mới, bổ sung vào mô hình EI 90 để cho ra đời quan niệm mới về trí tuệ cảm xúc vào năm 1997, thể hiện ở mô hình EI 97. Theo đó, họ định nghĩa: “Trí tuệ cảm xúc là năng lực nhận thức chính xác, đánh giá và bộc lộ xúc cảm; năng lực tiếp cận và/hoặc tạo ra xúc cảm khi những xúc cảm này tạo điều kiện thúc đẩy tư duy; năng lực hiểu xúc cảm và có kiến thức về xúc cảm; và năng lực điều chỉnh những xúc cảm để đẩy nhanh sự phát triển về xúc cảm và trí tuệ”

(J. Mayer và P. Salovey, 1997).

Mô hình EI 97 bao gồm bốn năng lực xúc cảm:

(1) Nhận thức chính xác xúc cảm của bản thân, người khác và môi trường;

(2) Sử dụng xúc cảm để đẩy mạnh tư duy và để tạo ra một sự chia xẻ xúc cảm tương ứng;

(3) Hiểu được nguyên nhân của xúc cảm và chúng biến đổi qua thời gian như thế nào; (4) Kiểm soát sự kết hợp của lập luận và dữ kiện về những xúc cảm để ra những quyết định chiến lược.

Những tên ngắn gọn cho những năng lực này là: (1) Nhận thức xúc cảm

(2) Sử dụng xúc cảm (3) Hiểu rõ xúc cảm (4) Kiểm soát xúc cảm.

Trong khi mô hình EI 90 chưa được xem xét như một mô hình quy trình liên tục thì ở mô hình EI 97, sau nhiều năm nghiên cứu thử nghiệm, cập nhật tri thức, số liệu khoa học, các tác giả J. Mayer, P. Salovey và D. Caruso đã chứng minh rằng, các năng lực này không chỉ có quan hệ về mặt cấu trúc tâm lý mà hơn nữa chúng còn có quan hệ về quy trình thứ tự hình thành theo bốn bước mà tiếp theo đây sẽ được trình bày một cách chi tiết hơn.

59

 Quy trình phát triển EI của D. Caruso

Việc tiếp cận khái niệm EI đã và đang được thực hiện theo hai con đường: Thứ nhất, EI được phổ biến đến công chúng và các nhà chuyên môn thông qua những tạp chí chuyên ngành và các bài báo phổ biến kiến thức khoa học hoặc nhữngsáchtài liệu khoa học phổ biến và thứ hai là EI được biết đến qua các tài liệu công bố về kết quả nghiên cứu học thuật nghiêm ngặt. Chính vì vậy, EI có thể mang ý nghĩa khác nhau với mọi người, và dường như, hiện nay, đang tồn tại sự khác biệt trong việc sử dụng thuật ngữ này giữa các nhà nghiên cứu học thuật và những người thực hành ứng dụng. ỞMỹ - nơi các mô hình lý thuyết về EI được đề xuất đã có không ít các chương- trình huấn luyện với mục tiêu huấn luyện EI nhưng nội dung không liên quan đến cả trí tuệ lẫn xúc cảm do không dựa trên một nền tảng lý thuyết với tính chính xác và độ tin cậy cao. Khi bàn về vấn đề này, D. Caruso ở Đại học Yale đã đưa ra lời khuyên rằng, “Những người làm huấn luyện EI không nên chấp nhận sử dụng hoặc cho phép thực hiện một chương trình tiếp cận EI một cách dễ dãi. Hãy chỉ sử dụng những qui trình huấn luyện EI được soạn thảo dựa trên nền tảng lý thuyết trí tuệ cảm xúc được định nghĩa khoa học, rõ ràng và chính xác”.

Dựa trên mô hình trí tuệ cảm xúc thuần năng lực EI 97, nhà tâm lý học Mỹ D. Caruso và các cộng sự đề xuất một qui trình phát triển EI gồm bốn giai đoạn gắn liền với bốn thành tố trí tuệ tạo nên trí tuệ cảm xúc của mỗi cá nhân.

60

Hình 2 8-Mô hình phát tri n EI c a Mayer-Salovey-Caruso . ể ủ

Sau đây là mô tả cụ thể về bốn bước đó:

Bước 1: Nhận thức chính xác về xúc cảm Kết hợp những dữ kiện sẵn có:-

Bước đầu tiên của qui trình này là nhận thức về xúc cảm. Ởđây không chỉ đơn thuần là có ý thức về xúc cảm mà là năng lực dựa trên sự nhận thức chính xác xúc cảm của chúng ta cũng như của người khác hay môi trường xã hội nói chung. Như trong nhận thức về người khác, cá nhân lúc này cần dựa trên việc quan sát tinh tế mọi biểu hiện của con người bao gồm nét mặt, ngôn ngữ, sắc thái giọng nói, cả những biểu hiện phi ngôn ngữ..., và phải nhận ra được sự khác biệt giữa sự biểu lộ những xúc cảm có thực và sự biểu lộ xúc cảm một cách miễn cưỡng, giả tạo.

Giả sử bạn nhìn một người đang mỉm cười khi nghe mình nói, nhưng quan sát kỹ, bạn nhận thấy miệng của anh ta nhếch lên thành một nụ cười, nhưng mắt anh ta thì không. Cùng với điều đó, bạn nghe trong giọng nói của anh ta có sự căng thẳng, không phải cảm giác mãn nguyện hay thoải mái. Rõ ràng anh ta đang giả vờ, đang đóng kịch, anh ta đang không vui vẻ như những gì anh ta cố tỏ ra.

Bước 2: Sử dụng xúc cảm để đẩy mạnh khả năng tư duy - Phát hiện ra một viễn cảnh xúc cảm chung:

Bước tiếp theo trong kế hoạch bốn bước là sử dụng xúc cảmđểđẩy mạnh năng lực tư duy. Đây không phải là một năng lực dễ dàng nắm bắt, khi một phần lớn chúng ta

61

được dạy một cách sai lầm là xúc cảm cản trở, phá vỡ suy nghĩ. Chúng ta được đào tạo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của chỉ số EQ đến kết quả học tập của sinh viên các trường đại học tại TP HCM (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)