Kết quả sự kháng kháng sinh của V.cholerae bằng phương

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG XÁC ĐỊNH ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN CỦA GENE KHÁNG KHÁNG SINH Ở VI KHUẨN VIBRIO CHOLERAE PHÂN LẬP TẠI TỈNH TRÀ VINH.ThS NGUYỄN THỊ ĐẤU (Trang 47 - 50)

Kirby Bauer (CLSI, 2010)

Kết quả khảo sát sự kháng kháng sinh của 6 chủng thuộc V. cholerae

được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.3: Sự nhạy cảm và kháng kháng sinh của V. cholerae

Kháng sinh hiệu Số mẫu kiểm tra

Nhạy cảm Trung gian Kháng

Số

mẫu % mẫu Số % Số mẫu %

Streptomycin Sm 6 3 50 0 0 3 50 Norlfoxacin Nr 6 6 100 0 0 0 0 Ampicillin Am 6 5 83 0 0 1 17 Tetracyclin Te 6 4 67 0 0 2 33 Azithromycin Az 6 4 67 0 0 2 33 Amoxicillin- clavulanic axit Ac 6 5 83 0 0 1 17 Trimethoprim- sulfamethoxazole SXT/ Bt 6 4 67 0 0 2 33 Vancomycin Van 6 2 33 0 0 4 67

- 37 -

Hình 3.1: Kết quả thực hiện kháng sinh đồ

Ghi chú: Nr (norfloxacin), Sm (streptomycin), Am (ampicillin), Ac (amoxicillin- clavulanic axit), Az azithromycin, Bt (trimethoprim-sulfamethoxazole), Te (tetracycline) và

Van (vancomycin).

Các kết quả trên cho thấy, các chủng V. cholerae trong nghiên cứu nhạy cảm với nhiều loại kháng sinh được sử dụng trên lâm sàng như norfloxacin (100%), ampicillin (83%) và amoxicillin-clavulanic axit (83%). Ngoài ra V. cholerae kháng với vancomycin (67%), streptomycin 50%, tetracycline 33%, azithromycin 33%, trimethoprim-sulfamethoxazole 33% và vancomycin 67%. Kết quả trong nghiên cứu này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Xuân Trang và cộng sự (2012), cho thấy V. cholerae nhạy cảm hoàn toàn với norfloxacin (100%), những chủng V. cholerae phân lập ở miền Bắc Việt Nam từ năm 2007 đến 2010 cũng luôn nhạy với các loại kháng sinh như norfloxacin (100%) và kháng với tetracycline (29%) (Huu Dat Tran et al., 2012).

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Sm Nr Am Te Az Ac Bt Van Nhạy Trung gian Kháng

Hình 3.2: Tỷ lệ nhạy cảm và kháng kháng sinh đối với V. cholerae

Trong các chủng V. cholerae đã phân lập, cho thấy có nhiều chủng đa kháng kháng sinh, chủng O3.2 kháng với 3 loại kháng sinh tetracyclin, vancomycin, azithromycin; chủng O1.2 kháng với 3 loại kháng sinh ampicillin, vancomycin,

- 38 -

trimethoprim-sulfamethoxazole; chủng N8 kháng với 2 loại kháng sinh tetracyclin, vancomycin; chủng 81V1 kháng với 2 loại kháng sinh là azithromycin và amoxicillin-clavulanic axit; chủng Ng3 kháng với 2 loại kháng sinh streptomycin và vancomycin.

Bảng 3.4: Sự đa kháng kháng sinh của V. cholerae

Mã code (n=6)

Kháng sinh Tỉ lệ (%)

O3.2 (T1) Te,Va, Az 37,5

O1.2(T2) Am, Va, Bt 37,5

N8 (T3) Te, Va 25

85V1(T4) SXT/Bt 12,5

81V1(T5) Az, Ac 25

Ng3(T6) Sm, Va 25

Ghi chú: Nr (norfloxacin), Sm (streptomycin), Am (ampicillin), Ac (amoxicillin-clavulanic axit), Az azithromycin , SXT/Bt (trimethoprim-sulfamethoxazole), Te (tetracycline) và Van (vancomycin).

Hầu hết những chủng thuộc Vibrios phân lập từ Việt Nam đều đa kháng thuốc phổ biến nhất là nalidixic acid, co-trimoxazole và tetracycline. Tetracycline là kháng sinh dùng phổ biến trong điều trị bệnh tả, ở miền Bắc Việt Nam từ năm 2007 đến 2010, tất cả chủng V. cholerae đều đề kháng với tetracycline là 29% (Hưu Dat Tran et al., 2012). Cả hai kháng sinh tetracycline và doxycycline thuộc nhóm kháng sinh tetracycline và sẽ có sự đề kháng chéo giữa các nhóm vi khuẩn thuộc Vibrios. Nếu sử dụng doxycycline để điều trị bệnh do V. cholerae thì vi khuẩn này có thể sẽ đề kháng với tetracycline, do đó cần phải được theo dõi thường xuyên nhóm kháng sinh này (Fluit et al., 2005).

Các đặc tính chung của V. cholerae O1 ở Việt Nam đã được làm sáng tỏ trong nghiên cứu đối với những mẫu phân lập vào năm 2000. Tính nhạy cảm kháng sinh của V. cholerae O1 ở Việt Nam phân lập vào năm 2000 vừa kháng tetracycline và chloramphenicol và vừa kháng Sulfamethoxazol-trimethoprim, nhạy với các kháng sinh ampicillin, erythromycin, acid nalidixic và ofloxacin, rất khác với những chủng phân lập vào năm 1995, nhưng lại rất tương tự với những chủng phân lập tại Lào sau năm 1998 (Phantouamath et al., 2001), và những chủng phân lập ở Thái Lan. Những chủng phân lập ở Việt Nam có kiểu hình rất tương tự như chủng phân lập tại Lào, điều này chứng tỏ có gene trung gian nằm trên nhiễm sắc thể gọi là plasmid kháng lại tetracycline và một số kháng sinh khác (Glass et al., 1980).

- 39 -

Từ năm 2008 – 2010, V. cholerae phân lập tại Việt Nam đa đề kháng với các loại kháng sinh: ampicillin, tetracycline và trimethoprim-sulfamethoxazole (Huu Dat Tran et al., 2012), tương tự sự đề kháng này cũng xảy ra ở Khon Kaen, (Thái Lan) năm 2007. Điều đó cho thấy các chủng kháng thuốc xuất hiện ở 2 nước láng giềng và sẽ lan truyền đến các nước lân cận khác. Hầu hết các V. cholerae O1 phân lập ở Thái Lan từ năm 2003 đến năm 2011 đều có khả năng kháng lại trimethoprim-sulfamethoxazole, tetracycline một loại thuốc thường xuyên được sử dụng để điều trị bệnh tiêu chảy cấp và bệnh tả (Supawat et al., 2009).

Một phần của tài liệu BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG XÁC ĐỊNH ĐẶC ĐIỂM DI TRUYỀN CỦA GENE KHÁNG KHÁNG SINH Ở VI KHUẨN VIBRIO CHOLERAE PHÂN LẬP TẠI TỈNH TRÀ VINH.ThS NGUYỄN THỊ ĐẤU (Trang 47 - 50)