uống vaccine phòng bệnh tả
4.3.1.1 Lượng dịch lỏng FA (Fluid accumulation): Sau khi đưa huyền dịch vi khuẩn vào ruột non thỏ với liều 105 – 107, lượng dịch lỏng tiết ra sẽ được thu hồi qua Bảng sau.
Bảng 4.1: Lượng dịch lỏng (ml/cm) thu hồi trong ruột non của thỏ qua các giai đoạn thời gian.
TT Chủng VK
3 giờ 6 giờ 9 giờ 16 giờ Số thỏ
1 N16961 - - 1,45 2,3a 3 2 T1 0,88 0,9 0,3 0,2b 2 3 T3 0,7 0,8 0,4 0,2b 2 4 O1.2 0,5 0,7 1,2 1,5 2 5 Ng3 0,5 0,6 0,8 1,7 2 6 85V1 0,7 0,8 1 1,6 2 7 81V1 0,7 0,9 1,2 1,8 2
- 53 -
Hình 4.5: Biểu đồ FA sau khi tiêm vi khuẩn vào ruột non thỏ
Qua kết quả trên, nhận thấy chủng V. cholerae hoang dại N16961 bắt đầu tích luỹ dịch lỏng tại thời điểm 9 giờ và 16 giờ sau khi tiêm vi khuẩn là 1.45 ml – 2.3 ml/cm cao hơn so với 2 chủng V. cholerae T1 và V. cholerae T3 trong nghiên cứu này là có mang gene kháng tetracycline khi tiêm vào ruột non thỏ không kích thích niêm mạc ruột non thỏ tiết ra dịch lỏng, chỉ tiết ra từ 0.8 – 0.9 ml/cm tại thời điểm 6 giờ, sau đó giảm dần chỉ còn 0.15 - 0.2 ml/cm ở thời điểm 16 giờ. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05) vì chủng V.cholerae hoang dại N16961 có roi, di động mạnh, dễ dàng bám dính vào nhung mao ruột và kích thích niêm mạc ruột sản xuất một lượng độc tố CT, gây ra hiện tượng tiêu chảy (Sameer et al., 2014). Điều đó cho thấy những chủng đột biến, đặc biệt nếu vi khuẩn có sự biến đổi về cấu trúc roi sẽ không kích thích niêm mạc ruột tiết ra dịch lỏng, có thể chứng minh qua Bảng 3.5 và Bảng 3.6, V. cholerae T1, T3có hiện tượng đột biến là thêm hoặc mất từ 1- 3 nucleotid ở mỗi codon, dẫn đến hiện tượng thay đổi vị trí các acid amin và thay đổi cấu trúc protein. Ví dụ đối với chủng V. cholerae T1 có codon kết thúc ở vị trí 51, tương ứng với vị trí acid amin 51 (Phụ lục 8), dẫn tới 1 codon vô nghĩa và điều đó sẽ làm cho vi khuẩn ngừng tổng hợp chuỗi polypeptide ở vị trí acid amin này, kết quả này cũng xảy ra tương tự với chủng V. cholerae T3.
Trong khi đó 4 chủng V. cholerae O1.2, Ng3, 85V1 và 81V1 không mang gene kháng tetracycline, khi tiêm vào ruột non thỏ không uống vaccine đều tích luỹ dịch lỏng cao tại thời điểm 9 giờ và 16 giờ, so sánh với chủng V. cholerae T1 và T3 có mang gene kháng tetracycline, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Như vậy, đối với những chủng vi khuẩn nếu bị đột biến sẽ ảnh hưởng đến sự tổng hợp protein, điều đó có liên quan đến sự thay đổi về thành phần cấu tạo của roi vi khuẩn, chúng sẽ ít di động, từ đó không thể bám dính vào niêm mạc ruột, và
Dịch lỏng (ml)
- 54 -
không tiết ra dịch lỏng bên trong lòng ruột, vì khi có sự hình thành khuẩn lạc trong ruột non, nghĩa là V. cholerae sẽ tiết ra độc tố, các độc tố kích thích các tế bào biểu mô ruột non tiết ra chất lỏng, gây tiêu chảy mất nước (Taylor et al., 1987).
4.3.1.2 Hàm lượng V. cholerae bám dính niêm mạc ruột non đối với thỏ không uống vaccine phòng bệnh tả
Số lượng khuẩn lạc thu được qua các giai đoạn thời gian: 3 giờ, 6 giờ, 9 giờ và 16 giờ được tổng hợp qua Bảng sau:
Bảng 4.2: Hàm lượng V. cholerae bám dính
TT Chủng VK
3 giờ
6 giờ 9 giờ 16 giờ % bám dính Số thỏ 9 giờ 16 giờ 1 T1 0 65*104 4*105 0 55,7±13,9 0 2 2 T3 0 5*105 35*104 0 59,3±4,2 0 2 3 O1.2 0 12*105 15,5*104 10*105 81,2±6,5 52,6±5,3 2 4 Ng3 0 13*105 165*104 98*104 89,9±3,8 76,2±4,8 2 5 85V1 0 156*104 16*105 12*105 77,5±2,4 79,9±8,9 2 6 81V1 0 165*104 1.820.000 2*106 75,4±1,7 79,1±7,2 2
Hình 4.6: Biểu đồ V. cholerae bám dính trong niêm mạc ruột non thỏ
Qua kết quả Hình 4.6, số đơn vị vi khuẩn bám dính trong niêm mạc ruột non tại thời điểm 6 giờ và sau đó giảm dần tại các thời điểm 9 giờ và 16 giờ ở tất cả các chủng vi khuẩn. Riêng 2 chủng T1, T3 số lượng vi khuẩn chỉ bám dính tạm thời ở thời điểm 6 giờ từ 5.105 đến 65.104, sau đó cũng giảm xuống đáng kể ở thời điểm 9
Thời gian (giờ) CFU V.cholerae bám dính
- 55 -
giờ chỉ còn 4.105 đến 35.104 và đến thời điểm 16 giờ không còn V. cholerae bám dính.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh đối với những chủng V. cholerae có đột biến, các sản phẩm như độc tố đường ruột (CT) và độc tố từ tiên mao (TCP) được hệ thống bơm ra ngoài với số lượng ít hơn, do khuẩn lạc không được hình thành ở ruột non. Giảm độc tố đường ruột (CT) và độc tố từ tiên mao (TCP) là do rối loạn trong quá trình phiên mã của tcpPH và toxT (Wu et al., 1976).