Số mẫu bảo quản của các bệnh viên

Một phần của tài liệu Thực trạng bảo quản lạnh sâu mảnh xương sọ để ghép tự thân tại labo bảo quản mô trường đại học y hà nội từ 2002 – 2010 (Trang 62 - 64)

CHƢƠNG 4 BÀN LUẬN

4.1.3. Số mẫu bảo quản của các bệnh viên

*Về số mẫu bảo quản và số bệnh viện gửi qua từng năm

Năm 2002, labo bảo quản mô chính thức đi vào hoạt động, trong năm đó chỉ có 66 mẫu xương sọ gửi bảo quản. Từ đó đến nay, số mẫu bảo quản tăng hàng năm và tăng khá đều. Thời điểm tăng mạnh nhất là trong năm 2003 và 2010, mỗi năm tăng khoảng 150 trường hợp so với năm liền trước. Nếu như năm 2002 chỉ có 66 mẫu thì năm 2010 đã lên tới 760 mẫu xương sọ được gửi bảo quản tại labo (tăng > 10 lần). Song song với việc tăng về số lượng bệnh nhân, số lượng bệnh viện gửi bảo quản cũng tăng lên rất nhiều: từ 6 bệnh viện trong năm 2002 lên đến 29 bệnh viện trong mỗi năm 2009 và 2010 trong tổng số 38 bệnh viện có mảnh xương sọ gửi tới labo. Điều này có 2 lý

do: Một là quy trình bảo quản lạnh sâu mảnh xương sọ đã được triển khai trong một thời gian dài, có hiệu quả, có tính ưu việt hơn nhiều so với phương pháp vùi xương dưới da bụng bệnh nhân, nên ngày càng có nhiều phẫu thuật viên áp dụng. Hai là: trong gần 10 năm qua, số lượng các cơ sở y tế đủ khả năng mở hộp sọ giải áp cũng tăng lên. Đa phần các phẫu thuật viên sọ não đều được học tập tại các trung tâm lớn như Việt Đức và cũng từ đây họ biết đến phương pháp bảo quản lạnh sâu mảnh xương. Nhiều bệnh viện, chúng tôi chưa triển khai cung cấp tủ lạnh bảo quản tạm thời cũng như túi đựng vô trùng nhưng họ biết cách gửi mảnh xương đến như BV Việt Tiệp, BV Hải Dương, BV Thanh Hóa.... Hiện nay số lượng bệnh viện gửi có xu hướng ổn định, không tăng. Theo chúng tôi, các cơ sở y tế phía Bắc, ngoài 38 bệnh viện trên thì các bệnh viện khác chưa đủ khả năng phẫu thuật sọ não.

* Số mẫu xương gửi của các bệnh viện:

Trong tổng số 38 bệnh viện gửi mảnh xương sọ bảo quản tại labo, hầu hết số mẫu gửi của các bệnh viện đều tăng lên hàng năm, trong đó số mẫu của bệnh viện Việt Đức nhiều nhất, chiếm 53,2%. Điều này dễ hiểu vì đây là bệnh viện đầu ngành về lĩnh vực ngoại khoa, tất cả các bệnh nhân từ các địa phương khác nếu có chỉ định chuyển viện đều có thể chuyển được lên bệnh viện Việt Đức. Ngoài ra tỉ lệ tai nạn giao thông trên địa bàn Hà Nội cũng rất cao, chỉ đứng sau Thành phố Hồ Chí Minh; đứng thứ 2 về số ca gửi bảo quản là bệnh viện Việt Tiệp - Hải Phòng với 9,3%. Đây là địa phương có tình hình giao thông rất phức tạp, đồng thời trình độ trong lĩnh vực ngoại thần kinh của các bác sỹ cũng được nâng lên đáng kể. Tiếp theo là một số bệnh viện trên địa bàn Hà Nội như BV Xanh Pôn, BV Thanh Nhàn, BV 108. Các bệnh viện của các địa phương khác chiếm tỉ lệ ít.

Một điều đặc biệt cũng phải nói đến, đó là trong 5 năm đầu thành lập, hai BV Đa khoa Hải Dương và các BV của tỉnh Quảng Ninh chỉ có 2 ca gửi

bảo quản tại labo (của BV tỉnh Quảng Ninh). Nhưng đến nay số ca gửi bảo quản đã tăng lên rất nhiều, đặc biệt là BV tỉnh Hải Dương. Điều này chứng tỏ các bác sỹ ngoại khoa ở đây có thể làm chủ được kỹ thuật mổ hộp sọ giải áp.

Một phần của tài liệu Thực trạng bảo quản lạnh sâu mảnh xương sọ để ghép tự thân tại labo bảo quản mô trường đại học y hà nội từ 2002 – 2010 (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)