Tình hình bảo quản lạnh sâu mảnh mô xƣơng sọ để ghép tự thân trên thế giới và tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng bảo quản lạnh sâu mảnh xương sọ để ghép tự thân tại labo bảo quản mô trường đại học y hà nội từ 2002 – 2010 (Trang 26 - 28)

trên thế giới và tại Việt Nam

1.5.1.Trên thế giới

Trước đây, các mảnh xương sau khi mổ giải áp sẽ được bảo quản tạm thời dưới da đầu hoặc da bụng. Tuy nhiên, phương pháp này có nhiều hạn chế. Kể từ khi ngân hàng mô ra đời, các mảnh xương chủ yếu được bảo quản tại đây. Quy trình và các phương pháp bảo quản cũng được nghiên cứu và áp dụng cho tới ngày nay. Ở hầu hết các ngân hàng mô trên thế giới đều áp dụng phương pháp bảo quản lạnh sâu. Nhiệt độ sử dụng để bảo quản từ -600

C đến - 800C hoặc -1960C (nhiệt độ trong nitơ lỏng). Tuy nhiên, một số bước trong quy trình có thể khác nhau, ví dụ như liều tia gamma: ở Mỹ chỉ sử dụng liều 15 kGy, các nước trong khu vực sử dụng liều 25kGy. Từ năm 1876 Ollier đã

giới thiệu phương pháp và thiết lập quy trình bảo quản xương để ghép lại ở nhiệt độ - 20C. Năm 1948 Jean và Robert Judet xác nhận lại ranh giới của bảo quản lạnh là -20C. Các tác giả đã nghiên cứu và chỉ ra rằng: ở nhiệt độ từ -20C đến -200

C hoạt động của các enzym vẫn diễn ra nhưng có giảm. Chính vì vậy mảnh xương bảo quản sẽ bị phá huỷ sau vài tuần. Tại -800C hầu hết enzyme đều ngừng hoạt động, trừ enzyme collagenase nên mảnh xương bảo quản được trong một thời gian dài. Trong khoảng -600

C đến -800C, để tăng hiệu quả bảo quản cần cho thêm chất bảo quản DMSO và glycerin [33], [45] và tại -1960C tất cả các enzyme đều ngừng hoạt động nên thời gian bảo quản là vô thời hạn [33].

Một số nghiên cứu cũng được tiến hành nhằm tìm vật liệu, phương pháp tạo hình khuyết sọ khi không thể sử dụng xương của chính bệnh nhân. Năm 1880 lần đầu tiên một ca ghép xương đồng loại trên lâm sàng được thực hiện bởi Macewem (Scotland). Sau đó rất nhiều các tác giả như Benziat J.L; Freidel M; Dumas P (1979), Merville L; Brunet C; Perome P (1989) .v.v… đã báo cáo dùng xương tự thân và xương đồng loại để tạo hình những ổ khuyết sọ vùng trán do chấn thương [trích dẫn từ 13]. Sử dụng xương đồng loại trong tạo hình cũng được Secard J.A; Dambrine; Goger M (1951) nêu lên và chính Secard J.A (1951) đã thành lập ngân hàng xương tại Bệnh viện Beaujon – Paris để cung cấp các mảnh xương đồng loại cho lâm sàng [23]. Năm 1952, Rou sseaux R; Midon; Lepoire J đã báo cáo trường hợp phẫu thuật tạo hình khuyết vòm sọ bằng xương sọ tự thân bảo quản lạnh sâu đầu tiên [12]. Từ năm 1978 đến 2000 ngân hàng xương Marseilles đã cung cấp 1744 mảnh xương các loại bảo quản lạnh sâu để ghép lại cho bệnh nhân [33]. Tiếp sau đó hoạt động cấy ghép mô xương ngày càng tăng.

Bên cạnh việc chỉ áp dụng phương pháp, các nghiên cứu còn theo dõi về hiệu quả của phương pháp sau cấy ghép. Năm 2000, Wuttipong đã nghiên

cứu trên 15 bệnh nhân (từ 1998 -2000) được tạo hình vòm sọ, tất cả các mảnh xương sọ đều được bảo quản lạnh sâu ở nhiệt độ -700

C và theo dõi một thời gian dài sau đó đều cho kết quả cấy ghép tốt, không có biến chứng nào xảy ra đối với bệnh nhân [52]. Năm 2004 Gerald A và CS cũng báo cáo 40 trường hợp được tạo hình vòm sọ bằng xương sọ bảo quản lạnh sâu do nhiều nguyên nhân khác nhau, ở các vị trí tổn thương khác nhau trên bệnh nhi từ 4 tháng đến 19 tuổi, sau đó theo dõi khả năng liền xương ở những năm tiếp theo thì thấy tỉ lệ liền xương rất nhanh [36]. Điều này cũng phù hợp với đặc điểm cấu trúc và sự phát triển xương của trẻ em.

Ngoài ra, nhiều tác giả cũng có những nghiên cứu về quy trình bảo quản để đánh giá những yếu tố có thể ảnh hưởng đến kết quả cấy ghép. Wuttipong (2000) đã có nghiên cứu và rút ra nhận xét: khi mảnh xương tiếp xúc với môi trường ngoài trên 30 phút hoặc tiếp xúc với nhiệt độ cao trên 420C thì khả năng sống của tế bào giảm một cách có ý nghĩa. Và khi đó chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến kết quả cấy ghép [52]. Một số tác giả đã nghiên cứu để tìm hiểu những yếu tố có thể ảnh hưởng đến khả năng nhiễm khuẩn của mảnh xương. Yu – Kai Cheng và cộng sự đã nghiên cứu trên 75 bệnh nhân từ năm 2002 -2006 và rút ra nhận xét: tuổi, giới, thời gian bảo quản, nguyên nhân mở hộp sọ, vật liệu cấy ghép, điểm Glasgow khi chấn thương không liên quan đến nguy cơ nhiễm khuẩn mảnh xương [31]. Đồng thời khi số lượng mảnh xương bị vỡ quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến kết quả cấy ghép. Nhiều tác giả nghiên cứu và so sánh các vật liệu tạo hình vòm sọ đều rút ra nhận xét: sử dụng mảnh xương bảo quản lạnh sâu không có một biến chứng nào xảy ra sau ghép và mức độ liền xương là nhanh nhất [40], [47].

Một phần của tài liệu Thực trạng bảo quản lạnh sâu mảnh xương sọ để ghép tự thân tại labo bảo quản mô trường đại học y hà nội từ 2002 – 2010 (Trang 26 - 28)