Trong phòng thí nghiệm trường phổ thông thường hay dùng cân kĩ thuật (cân đĩa, cân quang…).
Phải đặt cân trên mặt bàn bằng phẳng. Khi không cân, kim chỉ thăng bằng phải ngang nhau. Nếu không thăng bằng cần phải vặn lại hai ốc điều chỉnh ở
hai đầu cán cân. Hình 1.8. Cân đĩa
+ Quả cân: Cân đĩa thường có hộp đựng các quả cân: 1 quả 100g, 1 quả 50g, 1 quả 20g, 2 quả 10g, 1 quả 5g, 2 quả 2g và một số quả cân nhỏ dưới 1g là những mảnh nhôm nhỏ hình vuông hay hình tam giác. Khi không dùng phải để quả cân ở trong hộp với ô tương ứng. Dùng kẹp lấy quả cân, không được cầm quả cân bằng tay vì sẽ làm cho quả cân mất chính xác.
+ Cách cân: Tuyệt đối không được để hoá chất trực tiếp lên đĩa cân, hoá chất lỏng đựng vào cốc hay các bình đựng khác có kích thước thích hợp. Khi cân hoá chất rắn lấy hai tờ giấy cùng khổ đặt lên hai đĩa cân cho thăng bằng. Đổ hoá chất đó lên tờ giấy ở đĩa cân bên trái, đĩa cân bên phải thì đặt quả cân. Khi cân chất lỏng bốc khói, độc, dễ bay hơi cần dùng bình có nút.
Muốn biết khối lượng của một vật thì đặt vật đó lên đĩa cân bên trái, và đặt quả cân lên đĩa bên phải. Còn nếu muốn cân một lượng nhất định hoá chất thì đặt những quả cân có khối lượng cần thiết lên đĩa bên trái, trên đĩa cân bên phải đặt bì và đổ hoá chất dần dần vào cho đến khi cần thăng bằng.
Cần giữ cân sạch, không để hoá chất đổ ra đĩa cân.
Khi lấy quả cân bao giờ cũng bắt đầu từ quả cân nặng hơn vật một chút rồi lấy dần xuống những quả cân nhỏ. Sau đây là sơ đồ một thí dụ về cách cân.
Quả cân trên đĩa bên phải
Trạng thái của đĩa cân bên trái
Động tác lấy quả cân
100g Nặng quá Đặt trên đĩa bên phải quả
cân 100g, lấy quả cân 100g ra đặt quả cân 50g
27
lên.
50g Chưa đủ Thêm 20g
50g + 20g Chưa đủ Thêm 10g
50g + 20g + 10g Nặng quá Lấy quả 10g ra
50g + 20g + 5g Vừa Thay bằng quả 5g
2. Cân điện tử (hình 1.9)
Hình 1.9. Cân điện tử