I 2222 (K) (K) (K) (K) 2222 (tt) (tt) (tt) (tt)
c) Oxi tác dụngvới sắt
Hoá chất: O2, dây phanh xe đạp 2 – 3 sợi dài 30cm. Dụng cụ: Bình thuỷ tinh chứa oxi, mẩu que diêm hoặc đóm.
Cách tiến hành:
Chập 2 – 3 sợi dây phanh xe đạp dài khoảng 30cm cuộn thành lò xo; cắm một đầu cuộn dây xuyên qua miếng bìa các tông; đầu
cuộn lò xo được gắn vào một mẩu que diêm hoặc mẩu than nhỏ.
Đốt cháy que diêm hoặc mẩu than cho nóng đỏ rồi nhanh chóng đưa vào bình oxi.
Chú ý:
Không nên dùng sợi dây thép to quá. Nên cho vào bình một lớp nước mỏng nhằm bảo vệ cho bình khỏi bị vỡ.
d) Oxi tác dụng với lưu huỳnh
Hoá chất: Lọ chứa khí oxi, bột lưu huỳnh. Dụng cụ: Đũa thuỷ tinh, thìa thủy tinh. Cách tiến hành:
- Đốt nóng một đầu đũa thuỷ tinh rồi cho chạm vào một cục nhỏ lưu huỳnh, lưu huỳnh nóng chảy bám ngay vào đầu đũa thủy tinh.
- Đưa đũa thuỷ tinh đã dính lưu huỳnh vào ngọn lửa, lưu huỳnh cháy ngay ở đầu đũa thuỷ tinh.
- Đưa nhanh đầu đũa đang cháy vào bình đựng oxi.
mẩu diêm dây sắt Oxi
H2O
Hình 2.2.5. Tác dụng của oxi với sắt
S
O2
59
Chú ý:
- Không nên để đũa thủy tinh nóng chạm vào thành bình. - Có thể thay bình đựng oxi bằng ống nghiệm chứa oxi.
- Tuyệt đối không dùng đũa thuỷ tinh đang nóng chấm vào cả chậu bột lưu huỳnh.
- Trong bình nên để lại một lớp nước mỏng để thử sản phẩm.
e) Oxi tác dụng với P
Hoá chất: P đỏ, lọ chứa oxi. Dụng cụ : Muôi sắt, lọ thuỷ tinh. Cách tiến hành: Lắp dụng cụ như
Hình 2.2.7. Oxi tác dụng với photpho
Đổ vào muôi sắt một ít bột photpho đỏ; đốt cho P cháy rồi đưa vào lọ có chứa oxi. Sau khi phản ứng kết thúc nước ở trong cốc sẽ phun mạnh vào lọ đựng khí oxi.
g) Oxi tác dụng với C
Hoá chất: Than củi, bình oxi. Dụng cụ: Thìa sắt, đèn cồn. Cách tiến hành:
- Bỏ một mẩu than vào thìa sắt rồi đốt trên ngọn lửa đèn cồn. - Khi than đã cháy ta đưa vào lọ chứa oxi.
- Khi than đã cháy hết ta đặt vào lọ một miếng vỏ bào đang cháy, hoặc cho vào lọ một ít nước vôi trong.
Nếu đặt tàn đóm đang cháy thì tàn đóm tắt, hoặc cho vào lọ một ít nước vôi trong thì nước vôi trong vẩn đục.
Thí nghiệm 3: Điều chế ozôn và tính chất của hiđropeoxit
a) Điều chế ozon bằng cách phóng tia lửa điện trong oxi.
dd NaOH loãng+ phenolphtalein P đỏ
Hình 2.2.8. Điều chế ozôn
b) Tính chất của H2O2
- Tính oxi hoá: H2O2 tác dụng với KI Hoá chất: H2O2, KI, hồ tinh bột.
Dụng cụ: Ống nghiệm.
Cách tiến hành: Rót 2ml dd H2O2 vào ống nghiệm, sau đó nhỏ vào 1ml dd KI, lắc ống nghiệm. Sau đó cho vào 1 vài giọt hồ tinh bột.
- Tính khử: H2O2 tác dụng với Ag2O Hoá chất: H2O2; dd AgNO3; dd NH3. Dụng cụ: Ống nghiệm.
Cách tiến hành: Rót 2ml dd H2O2 vào ống nghiệm; nhỏ vào 1ml dd AgNO3, cho tiếp vài giọt dd NH3. Lắc ống nghiệm sẽ thấy có kết tủa của lớp bạc ở đáy ống nghiệm.
Thí nghiệm 4: Lưu huỳnh tác dụng với natri, sắt, đồng
a) Lưu huỳnh tác dụng với natri
61 Dụng cụ: Chày, cối sứ, giấy thấm.
Cách tiến hành:
- Dùng kẹp sắt để lấy ra một mẩu natri ngâm trong dầu hoả. - Dùng dao cắt lấy một mẩu natri bằng hạt đậu xanh.
- Lấy giấy thấm khô dầu mẩu natri, phần natri còn lại thu hồi trở lại bình dầu hoả, đậy kín.
- Lấy một lượng lưu huỳnh bột gấp đôi natri.
- Cho hỗn hợp (S, Na) vào cối sứ, nghiền hỗn hợp đó.
Chú ý:
- Không dùng mẩu natri quá lớn vì phản ứng quá mạnh dễ gây nổ, nguy hiểm. - Không giã mạnh hỗn hợp dễ gây nổ, nguy hiểm.
- Không dùng kali thay cho natri vì phản ứng nổ của kali với lưu huỳnh rất mạnh.
b) Lưu huỳnh tác dụng với sắt
Hoá chất: Bột S, bột Fe.
Dụng cụ: Ống nghiệm, đèn cồn Cách tiến hành:
- Trộn lẫn bột S và bột Fe theo tỉ lệ 4:7 về khối lượng hoặc chừng 1:3 về thể tích sau đó cho vào ống nghiệm.
- Đun nóng đỏ rồi rút đèn cồn ra. Khi hỗn hợp nguội đập vỡ ống nghiệm để lấy sản phẩm
c) Lưu huỳnh tác dụng với đồng
Hoá chất: Bột S, dây đồng (2-3 sợi). Dụng cụ: Ống nghiệm khô, đèn cồn Cách tiến hành:
- Cho vào ống nghiệm cỡ to một cục lưu huỳnh bằng hạt ngô.
- Đun nóng lưu huỳnh chảy ra, đặc lại rồi biến thành hơi màu nâu sẫm cao khoảng 2-3 cm.
hơi
- Chập 2-3 sợi dây đồng, xoắn lại dạng ruột gà rồi đưa vào lớp hơi lưu huỳnh màu nâu.
Phương trình phản ứng: Cu + S → CuS 2Cu + S → Cu2S
Chú ý:
- Không để dây đồng chạm vào thành ống nghiệm vì sẽ bị dính chặt lại, không rút ra được sau phản ứng để quan sát CuS.
- Chỉ đưa dây đồng vào ống nghiệm khi nào lưu huỳnh đã biến thành lớp hơi màu nâu thẫm.
Thí nghiệm 5: Lưu huỳnh tác dụng với hiđro
Hoá chất: Bột lưu huỳnh, khí hiđro, quì tím, muối Pb2+. Dụng cụ: Ống nghiệm.
Cách tiến hành: - Chuẩn bị giấy quì ẩm, giấy tẩm dung dịch muối chì. - Lấy một cục lưu huỳnh bằng hạt đậu xanh cho vào ống nghiệm.
- Đun nóng lưu huỳnh trong ống nghiệm khoảng 1 – 2 phút, cục lưu huỳnh sẽ chảy ra và dính chặt vào đáy ống nghiệm.
- Lật úp ống nghiệm rồi nạp khí hiđro vào.
- Lùa vào ống nghiệm một mẩu giấy quì tẩm ướt và một mảnh giấy nhỏ có tẩm dung dịch muối chì.
- Khi đun, nên để ống nghiệm hơi chúc xuống, tay vẫn bịt kín miệng ống nghiệm.
63
Hình 2.2.10. Lưu huỳnh tác dụng với hiđro Hình 2.2.11
Lưu ý: Có thể dùng bình Kíp cải tiến để điều chế H2.
Thí nghiệm 6: Điều chế và đốt cháy khí H2S. Tính khử của H2S