XI. BẢO HIỂM TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM HOÁ HỌC
2. Cách cứu chữa khi gặp tai nạn và những phương pháp cấp cứu đầu tiên
tiên
a. Khi bị thương: Khi bị đứt tay chảy máu nhẹ (rớm máu hoặc chảy máu chậm), dùng bông thấm máu rồi dùng bông bôi thuốc sát trùng (cồn 900, thuốc tím loãng, cồn iốt, thuốc đỏ…). Có thể dùng dung dịch sắt (III) clorua để cầm máu. Sau đó băng lại.
Nếu vết thương làm rách động mạch, máu bị phun ra mạnh, phải gọi ngay cán bộ y tế đến làm ga rô. Trong khi chờ đợi, dùng dây cao su hay khăn mặt nhỏ buộc chặt ngay phía trên vết thương. Cần giữ vết thương khỏi bị nhiễm trùng bằng cách đắp bông sạch lên vết thương rồi băng kín.
b. Khi bị hỏng: Nếu bị hỏng bởi vật nóng cần đắp ngay bông có tẩm dung dịch 1% thuốc tím vào vết bỏng, nếu bỏng nặng thì dùng dung dịch thuốc tím đặc hơn. Sau đó bôi vadơlin lên và băng vết bỏng lại. Có axit picric hoặc ta nanh 3% bôi lên vết bỏng càng tốt. Nếu có những vết phồng trên vết bỏng thì không được làm vỡ vết phồng đó.
Nếu bị bỏng vì axit đặc, nhất là axit sunfuric đặc, thì phải dội nước rửa ngay nhiều lần, nếu có vòi nước thì cho chảy mạnh vào vết bỏng từ 3-5 phút, sau đó rửa bằng dung dịch 10% natri cacbonat axit, không được rửa bằng xà phòng.
Bị bỏng vì kiềm đặc thì lúc đầu chữa như bị bỏng axit, sau đó rửa bằng dung dịch loãng axit axetic 5% hay giấm.
Nếu bị axit bắn vào mắt, phải nhanh chóng dùng bình cầu tia phun mạnh vào mắt, rồi rửa lại bằng dung dịch 3% NaHCO3. Nếu là kiềm thì rửa bằng dung dịch 2% axit boric.
35
Khi bị bỏng vì photpho thì phải nhúng ngay vết thương vào dung dịch thuốc tím hay dung dịch 10% bạc nitơrat, hoặc dung dịch 5% đồng sunfat. Sau đó đến trạm y tế để lấy hết photpho còn lẫn trong vết bỏng. Tuyệt đối không bôi vadơlin hay thuốc mỡ lên vết bỏng vì photpho hoà tan trong các chất này.
Nếu bị bỏng vì brom lỏng thì phải giội nước rửa ngay, rồi rửa lại vết bỏng bằng dung dịch amoniac sau đó rửa bằng dung dịch 5% natri thiosunfat Na2S2O3, rồi bôi valơdin, băng lại và đến trạm y tế để cứu chữa tiếp tục.
c) Khi bị ngộđộc:
- Ăn hoặc uống phải chất độc. Nếu ăn phải asen và hợp chất của asen, phải làm cho bệnh nhân nôn ra (chẳng hạn bằng cách móc tay vào tiểu thiệt). Cho uống than hoạt tính hoặc cứ 10 phút thì cho uống một thìa con dung dịch sắt (II) sunfat (1 phần FeSO4 và ba phần nước). Tốt hơn thì dùng hỗn hợp dung dịch sắt sunfat nói trên với huyền phù của magie oxit pha trong nước (20g MgO trong 300ml nước). Sau đó cấp tốc đưa bệnh nhân vào bệnh viện để rửa ruột.
Nếu ăn phải hợp chất của thuỷ ngân, cần làm cho bệnh nhân nôn ra, cho uống sữa có pha lòng trắng trứng, sau đó cho bệnh nhân uống thêm than hoạt tính.
Nếu bị ngộ độc vì photpho trắng, cho uống thuốc nôn (dung dịch loãng đồng sunfat - 0,5g đồng sunfat trong 1-1,5 lít nước). Cho uống nước đá. Không được uống sữa và lòng trắng trứng hoặc dầu mỡ vì các chất này hoà tan photpho.
Nếu bị ngộ độc vì axit xianhiđric và muối xianua (có trong lá cây trúc đào và một số củ sắn làm người ta bị say) thì làm cho người ta nôn ra, uống dung dịch 1% natri thiosunfat Na2S2O3 hoặc dung dịch thuốc tím rất loãng 0,025% đã được kiềm hoá bằng natri cacbonat axit, làm hô hấp nhân tạo, dùng nước lạnh xoa gáy. Cho uống dung dịch đặc glucozơ hoặc đường.
- Hít phải chất độc nhiều. Khi bị ngộ độc vì các chất khí độc, cần đình chỉ thí nghiệm, mở ngay cửa và cửa sổ, đưa ngay bệnh nhân ra ngoài chỗ thoáng gió, đưa các bình có chứa hoặc sinh ra khí độc vào tủ hốt hoặc đưa ra ngoài phòng.
Cần cởi thắt lưng, xoa mặt và đầu người bị ngộ độc bằng nước lã, cho ngửi dung dịch amoniac.
Nếu bị ngộ độc vì clo, brom: cần đưa bệnh nhân ra chỗ thoáng, cho thở bằng oxi nguyên chất. Nếu cần thiết thì làm hô hấp nhân tạo.
Nếu bị ngộ độc vì hiđro sunfua: cần cho bệnh nhân thở ở chỗ thoáng, nếu cần thì cho thở bằng oxi.
Nếu bị ngộ độc amoniac: Khi hít phải quá nhiều amoniac, cần cho bệnh nhân hít hơi nước nóng. Sau đó cho uống nước chanh hay giấm.
d) Tủ thuốc cấp cứu của phòng thí nghiệm. Để cấp cứu khi bị thương hay bị hỏng, phòng thí nghiệm cần có tủ thuốc đựng sẵn một số thuốc thông dụng sau đây:
1. Rượu iot 5%
2. Dung dịch 3% natri cacbonat axit 3. Dung dịch 5% amoniac
4. Dung dịch 2% axit boric
5. Dung dịch loãng (2 - 3%) thuốc tím (đựng trong lọ mầu nâu) 6. Dung dịch đặc sắt (III) clorua FeCl3
7. Dung dịch 3% axit axetic 8. Dung dịch 5% đồng sunfat
9. Các loại bông băng, gạc đã được tẩy trùng
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1. Anh (chị) hãy cho biết những sự khác nhau chủ yếu về yêu cầu, nội
dung, phương pháp của thực hành thí nghiệm phương pháp dạy học với thực hành hoá vô cơ và hoá hữu cơ?
37
2. Có sinh viên nói với bạn "Nghỉ một hay hai buổi thực hành phương
pháp dạy học hoá học cũng không sao vì vẫn được thi và nội dung thì đã được học trong phần thực hành hoá vô cơ và hữu cơ". Nói thế đúng hay sai? và ở những điểm nào?
3. Những công việc cần chuẩn bị cho một buổi thí nghiệm thực hành
phương pháp dạy hóa học là gì? Cho thí dụ cụ thể về công việc cần chuẩn bị cho bài thực hành ở phần thứ hai.
4. Anh (chị) tự đánh giá về mức độ thành thạo/ hoặc chưa thành thạo/ hoặc
chưa biết/ đối với các loại công tác cơ bản trong phòng thí nghiệm hoá học được liệt kê dưới đây cho đến lúc bắt đầu vào phòng thí nghiệm phương pháp dạy học. Hãy đánh dấu + vào các ô phù hợp.
Số
TT Nội dung các công tác cơ bản Thành
thạo
Chưa thành
thạo Chưa biết
1 Cắt và uốn ống thuỷ tinh …………. …………. ………….
2 Chọn nút và khoan nút …………. …………. ………….
3 Lắp dụng cụ thí nghiệm …………. …………. ………….
4 Hoà tan, lọc, kết tinh lại …………. …………. ………….
5 Pha chế dùng dịch …………. …………. ………….
6 Cân và cách sử dụng cân …………. …………. ………….
7 Rửa bình lọ …………. …………. ………….
8 Sử dụng các dụng cụ thuỷ tinh …………. …………. ………….
9 Dùng đèn cồn để đun nóng …………. …………. ………….
10 Bảo quản hoá chất …………. …………. ………….
11 Quy tắc về kĩ thuật bảo hiểm làm thí nghiệm
…………. …………. ………….
12 Cách cứu chữa khi gặp tai nạn và những phương pháp cấp cứu đầu tiên
Phần thứ hai
CÁC THÍ NGHIỆM HOÁ HỌC
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG