- Rót 20ml dung dịch H2SO3 đậm đặc vào bình thuỷ tinh.
3) Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng
- Đổ 25ml dung dịch H2SO4 0,1M vào cốc đựng 25ml dung dịch Na2S2O3 0,1M ở nhiệt độ thường. Dùng đồng hồ để xác định thời gian từ lúc đổ 2 dung dịch vào nhau đến lúc bắt đầu có kết tủa xuất hiện.
73
- Cũng lấy 2 dung dịch như trên nhưng mang đun nóng cả 2 dung dịch đến khoảng 50 – 600C rồi mới đổ vào nhau. Dùng đồng hồ xác định thời gian xuất hiện kết tủa. So sánh với thời gian ở trường hợp không đun nóng.
4) Ảnh hưởng của kích thước hạt đến tốc độ phản ứng
- Chuẩn bị 2 mẫu đá vôi (CaCO3) có khối lượng bằng nhau: một mẫu có kích thước hạt lớn hơn và một mẫu có kích thước hạt nhỏ.
- Cho hai mẫu đá cùng tác dụng với 2 thể tích bằng nhau của dung dịch HCl 4M.
So sánh thời gian để CaCO3 phản ứng hết của hai mẫu đá.
5) Ảnh hưởng của xúc tác đến tốc độ phản ứng
Cách 1: Cho những lượng KClO3 như nhau vào 2 ống nghiệm có kích thước bằng nhau, sau đó cho thêm vào một trong 2 ống nghiệm một ít bột MnO2. Kẹp 2 ống nghiệm lên giá sắt để đun chung bằng một đèn cồn. Có thể đặt đèn cồn gần ống nghiệm không có xúc tác hơn. Dùng que đóm còn than hồng để nhận biết khí O2 thoát ra nhanh hơn và nhiều hơn ở ống có thêm MnO2.
Cách 2: Rót vào 2 ống nghiệm, mỗi ống 4ml H2O2 rồi cho thêm một ít bột MnO2 vào một trong 2 ống. So sánh bọt khí sủi lên ở 2 ống sẽ thấy rõ ống có xúc tác bọt khí thoát ra nhanh hơn và nhiều hơn.
2H2O2 →MnO2
2H2O + O2↑
3.2. Cân bằng hoá học