Điều chế hiđrosunfua

Một phần của tài liệu gtppgd_hoahoc_p2_1593 (Trang 63 - 65)

I 2222 (K) (K) (K) (K) 2222 (tt) (tt) (tt) (tt)

a) Điều chế hiđrosunfua

Cách 1:

Hoá chất: FeS, axit HCl (1:1).

Dụng cụ: Ống nghiệm, ống vuốt nhọn quay ra, đóm, cốc thủy tinh, tấm kính nhỏ, đèn cồn, diêm.

Cách tiến hành:

- Đập nhỏ FeS bằng hạt ngô, sau đó cho vào FeS vào ống nghiệm khô (hình vẽ).

- Lắp ống nghiệm có FeS lên giá sắt, giữ thẳng đứng.

- Cho axit HCl (1:1) vừa ngập FeS. - Đậy ống nghiệm bằng nút cao su có ống vuốt nhọn quay lên phía trên.

- Đun nhẹ hỗn hợp, khí hiđrosunfua sẽ bay ra.

- Lấy que diêm châm lửa đốt luồng khí bay ra, khí H2S cháy.

FeS HCl đ tấm kính Hình 2.2.12. Điều chế và đốt cháy S nóng chảy Pb(NO3)2 quì tím H2 S HCl Zn Pb(NO3)2

- Đặt cách ngọn lửa 2 – 3 cm một chiếc cốc thủy tinh có đựng nước. - Không nên đập FeS quá nhỏ thành bột vì khi đun dễ bị sôi trào lên.

- Khi ngừng làm thí nghiệm, nhấc ống nghiệm cho vào chậu nước vôi để khử khí H2S dư.

- Muốn cho học sinh quan sát rõ hơn ta lấy ngón tay vạch ngang trên tấm kính và trên đáy cốc sẽ thấy rõ có chỗ có hơi nước và lớp bột lưu huỳnh.

- H2S là khí độc, hỗn hợp khí H2S và O2 hoặc không khí cũng là hỗn hợp nổ. Nếu đốt một lượng nhiều khí H2S phải thử độ tinh khiết như cách thử hiđro.

- Có thể nhận biết sản phẩm H2S bằng muối CuSO2, Pb(CH3OO)2 có kết tủa CuS, PbS màu đen hoặc dùng muối cađimi sinh ra kết tủa CdS màu vàng.

Cách 2:

Hoá chất: Bột sắt, bột lưu huỳnh.

Dụng cụ: Ống nghiệm, đèn cồn, ống vuốt nhọn, giá sắt. Cách tiến hành:

- Trộn bột sắt với bột lưu huỳnh theo tỉ lệ 1:1 về thể tích. - Đổ hỗn hợp đã trộn vào ống nghiệm rồi lắp lên giá sắt.

- Dùng đèn cồn đun nóng hỗn hợp đến khi có đốm lửa đỏ nhỏ xuất hiện thì ta bỏ đèn cồn ra.

- Hỗn hợp bột sắt và lưu huỳnh cháy đỏ trong ống nghiệm. - Khi hỗn hợp đã cháy hết ta thu sản phẩm FeS.

- Tiếp tục cho axit HCl (1:1) vừa ngập FeS rồi tiến hành thí nghiệm giống như cách 1:

* Ưu điểm: FeS mới tạo ra tốt hơn FeS có sẵn trong phòng thí nghiệm do đó ngọn lửa đốt cháy ở cách 2 cháy to, rõ hơn, lâu hơn so với ở cách 1 và cách thử sản phẩm cũng rõ hơn.

b) Chứng minh tính khử của H2S

Cách tiến hành:

- Thu dung dịch H2S từ thí nghiệm trên vào một ống nghiệm hoặc bình eclen để làm các thí nghiệm sau:

65 + H2S tác dụng với dung dịch nước Br2. + H2S tác dụng với dung dịch KMnO4 loãng. + H2S tác dụng với dung dịch SO2 trong H2O. - Theo dõi sự đổi màu của các dung dịch trên.

Thí nghiệm 7: Điều chế khí SO2 từ Na2SO3 tinh thể và axit H2SO4 đặc

Hoá chất: Dùng H2SO4 (1:1), Na2SO3 tinh thể. Dụng cụ:

Nếu điều chế lượng khí SO2 lớn, dùng: - Bình cầu có nhánh; phễu brom. - Eclen (để thu khí SO2).

- Cốc (loại 250ml).

- Đoạn dây cao su cắm vào ống dẫn thuỷ tinh. - Nút cao su, hoặc nút bấc để đậy eclen.

Nếu điều chế khí SO2 ít thì thay bình cầu nhánh bằng ống nghiệm. Cách tiến hành:

Hình 2.2.13a. Điều chế và thu khí SO2 (thu lượng lớn)

Một phần của tài liệu gtppgd_hoahoc_p2_1593 (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)