Địa điểm và thời gian nghiên cứu

Một phần của tài liệu Thực trạng nhiễm ký sinh trùng sốt rét và hiệu qủa giám sát, phát hiện, điều trị tại huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước, 2018-2019 (Trang 61 - 63)

2.2.3.1. Địa điểm nghiên cứu can thiệp và đối chứng

Từ kết quả điều tra cắt ngang tại hai xã Đắk Ơ và xã Bù Gia Mập, chủ động chọn thôn Bù Khơn, xã Đắk Ơ làm điểm nghiên can thiệp và thôn Bù Lư, xã Bù Gia Mập làm điểm đối chứng. Dân số tại thôn Bù Khơn, xã Đắk Ơ có khoản 884 người và 207 hộ, nhiều dân tộc đang sinh sống, làm việc tại thôn chủ yếu là dân tộc S’tiêng chiếm 48,31%, nghề nghiệp của người dân chủ yếu làm rẫy, trồng cây công nghiệp, khai thác lâm sản. Dân số tại thôn Bù Lư, xã Bù Gia Mập có khoản 1.016 người và 229 hộ, dân tộc thiểu số chủ yếu là S’tiêng chiếm khoản 50,0%. Nghề nghiệp chủ yếu trồng cây công nghiệp, chăn nuôi và khai thác sản phẩm từ rừng. Thu nhập bình quân của người dân thôn Bù Khơn, xã Đắk Ơ và Bù Lư, xã Bù Gia Mập khoản 2.350.000-2.600.000 đồng/người/tháng. Là các xã thuộc vùng sâu, vùng xa, biên giới cuộc sống của người dân chủ yếu phụ thuộc vào sản phẩm từ nông nghiệp với các loại cây lâu năm như điều, ca phê, tiêu, cau su nên người dân nơi đây thường xuyên đi rẫy, rừng và ngủ lại vào ban đêm. Địa điểm giữa nhóm nghiên cứu can thiệp và nhóm chứng có đặc điểm tương đồng về kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường sinh cảnh liên quan đến mắc sốt rét của người dân trong cộng đồng. Khoảng cách địa lý giữa điểm của nghiên cứu can thiệp và nhóm chứng tương đối độc lập, cách nhau >10 km.

2.2.3.2. Thời gian nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 9/2018 đến tháng 8/2019.

2.2.4. Thiết kế nghiên cứu

Nhóm can thiệp Nhóm chứng

So sánh Điều tra

ngang

Hoạt động

Phòng chống và loại trừ sốt rét thường quy trong cộng đồng

Giám sát, phát hiện và điều trị có giám sát người nhiễm KSTSR tại cộng đồng

Biện pháp can thiệp

1. TTGDSK nâng cao kiến thức, thái độ, thực hành phòng bệnh sốt rét.

2. Lấy mẫu máu xét nghiệm KSTSR thụ động tại TYT.

3. Lấy mẫu máu xét nghiệm KSTSR chủ động tại cộng đồng nơi phát hiện THB sốt rét.

4. Điều trị có giám sát người nhiễm KSTSR được phát hiện thụ động và chủ động. Điều tra ngang Đánh giá CSHQ -Tỷ lệ kiến thức, thái độ, thực hành đúng

-Tỷ lệ nhiễm KSTSR sau can thiệp.

-Tỷ lệ khỏi bệnh sau điều trị.

Đánh giá CSHQ

-Tỷ lệ kiến thức, thái độ, thực hành đúng

-Tỷ lệ nhiễm KSTSR sau can thiệp.

-Tỷ lệ khỏi bệnh sau điều trị.

Đánh giá CSHQ

-Tỷ lệ người nhiễm KSTSR được phát hiện ACD, PCD

-Người nhiễm KSTSR điều trị có giám sát D0-3 và D14

-Kết quả xét nghiệm sau điều trị ngày D3, D7, D14, D28.

Đánh giá CSHQ

-Tỷ lệ người nhiễm KSTSR được phát hiện ACD, PCD

-Người nhiễm KSTSR điều trị có giám sát D0-3, D14

-Kết quả xét nghiệm ngày D3, D7, D14, D28.

So sánh

Một phần của tài liệu Thực trạng nhiễm ký sinh trùng sốt rét và hiệu qủa giám sát, phát hiện, điều trị tại huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước, 2018-2019 (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)