Một số yếu tố dịch tễ liên quan mắc sốt rét

Một phần của tài liệu Thực trạng nhiễm ký sinh trùng sốt rét và hiệu qủa giám sát, phát hiện, điều trị tại huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước, 2018-2019 (Trang 109 - 112)

Nghiên cứu được tiến hành tại xã Đắk Ơ và xã Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước là hai xã thuộc vùng SRLH nặng của tỉnh Bình Phước theo kết quả phân vùng dịch tễ sốt rét can thiệp năm 2014 [9]. Trạm y tế xã là tuyến y tế cơ sở đầu tiên tiếp xúc với người dân trong giám sát, phát hiện, điều trị bệnh nói chung và bệnh sốt rét nói riêng. Hệ thống giám sát thụ động góp phần quan trọng trong việc phát hiện sớm các trường hợp nhiễm KSTSR và các trường hợp nghi ngờ sốt rét, điều trị bệnh kịp thời không để sốt rét nặng, tử vong do sốt rét và góp phần làm giảm yếu tố lan truyền bệnh trong cộng đồng. Bình Phước hiện nay vẫn là một trong những tỉnh sốt rét trọng điểm ở khu vực Nam Bộ - Lâm Đồng nói riêng và cả nước nói chung. Theo báo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Phước năm 2017 chỉ số BNSR/1.000 dân của tỉnh là 1,34 và chỉ số KSTSR là 1,39 và tại huyện Bù Gia Mập chỉ số KSTSR/1.000 dân là 8,75. Chỉ số KSTSR/1.000 dân của tỉnh Bình Phước cao hơn chỉ số KSTSR/1.000 dân theo số liệu thống kê của toàn quốc là 0,048. Qua đó cho thấy tình hình sốt rét ở Bình Phước còn ở mức độ rất cao [51]. Tỷ lệ nhiễm KSTSR được hồi cứu qua báo cáo lưu tại trạm y tế từ tháng 1-4/2018 cho thấy tỷ lệ nhiễm KSTSR/1.000 dân số ở quần thể dân cư hai xã Đắk Ơ và xã Bù Gia Mập là 2,62/1.000 dân. Riêng tại xã Đắk Ơ tỷ lệ nhiễm KSTSR/1.000 dân là 5,96, tỷ lệ này cao hơn ở xã Bù Gia Mập 2,62 KSTSR/1.000 dân. Đối tượng nhiễm KSTSR ở hầu hết các đặc tính chung như giới tính, nghề nghiệp, nhóm tuổi và thường hay đi vào vùng sốt rét, những đối tượng có tiền sử mắc sốt rét trước đây. Qua hệ thống giám sát cho thấy mỗi tháng trong quần thể tại điểm nghiên cứu cứ 1.000 người có 4,92 người bị nhiễm KSTSR được phát hiện tại trạm y tế bằng phương pháp xét nghiệm lam máu soi kính hiển vi khi có các dấu hiệu của sốt rét hoặc nghi ngờ mắc sốt rét và mỗi năm trong 1.000 người ước tính có khoảng 59,04 người mắc sốt rét được phát hiện tại trạm y tế xã. Qua đó, có thể giúp nhân viên y tế đánh giá tình hình sốt rét tại địa phương và có kế hoạch hành động phù hợp với tình hình thực tế. Đối tượng mắc sốt rét đa số là dân đi rừng, ngủ rẫy và dân giao lưu biên giới. Việc quản lý các đối tượng này giữa các vùng SRLH còn gặp nhiều khó

khăn trong công tác giám sát, phát hiện, điều trị và hướng dẫn các biện pháp PCSR. Những tồn tại được đánh giá là thách thức lớn đối với công tác phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét hiện nay đối với Bình Phước và cả nước. Đặc biệt là những đối tượng đi làm ăn theo thời vụ từ vùng không có sốt rét và vùng SRLH nhẹ đến vùng SRLH và nặng, dẫn đến nguy cơ tăng tỷ lệ mắc, tiềm ẩn nguy cơ sốt rét gia tăng tại một số vùng SRLH nặng. Tuy nhiên, trong thời gian tới nếu có thuốc để điều trị chống kháng, tuân thủ điều trị và tăng cường hoạt động giám sát thì Bình Phước có thể sẽ đạt được mục tiêu loại trừ sốt rét vào năm 2030 [27], [35].

Qua điều tra cắt ngang đối tượng nghiên cứu được phỏng vấn tiền sử nơi ở, nơi làm việc trong vòng 14 ngày trước khi được khảo sát, cho thấy người ở nhà chiếm 17,20%, đi làm ở rẫy chiếm 54,13%, đi làm ở rừng chiếm 5,07%, nơi khác 23,60%. Những yếu tố được khảo sát phối hợp với mốc thời gian 14 ngày trước khi được khảo sát, góp phần phân loại đối tượng nhiễm KSTSR nội địa hay ngoại lai từ đó giúp nhân viên y tế, người phụ trách chương chình sốt rét tại địa phương thực hiện điều tra, phân loại và đáp ứng ổ bệnh phù hợp [35]. Xác định thời gian lưu trú của đối tượng góp phần cho công tác xây dựng kế hoạch phòng chống sốt rét hàng năm tại địa phương. Kết quả điều tra cho thấy, chủ yếu là đối tượng có thời gian sinh sống và làm việc tại điểm nghiên cứu ≥1 năm chiếm 98,27%, < 1 năm chiếm 1,73%. Quản lý dân di biến động giữa các vùng SRLH và giao lưu biên giới là một trong những yếu tố quan trọng liên quan đến tỷ lệ nhiễm KSTSR của nhiều đối tượng trong cộng đồng giữa Việt Nam và Campuchia. Trong kết quả nghiên cứu này ghi nhận đối tượng có giao biên giới chiếm 11,33% tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Võ Hinh (2011) chiếm 11,62% [13]. Ngủ màn thường xuyên tại hộ gia đình vào buổi tối chiếm 99,07% kết quả này cao hơn nghiên cứu của Trần Thanh Dương (2015) tại Đak Nông chiếm 96,50% và cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Quý Anh (2016) là 74,87% [2]. Tỷ lệ đối tượng mang màn khi có ngủ lại rừng chiếm 13,43% thấp hơn so với 86,57% mang võng màn, do khi làm việc ở rừng những đối tượng thường xuyên di chuyển nên việc mắc màn gặp bất tiện về vị trí mắc, cũng như một số đối tượng trả lời nhà không đủ màn để sử dụng. Đối với người ngủ màn

ở rẫy chiếm tỷ lệ 86,57% cao hơn so với 13,43% những người đi rừng điều này cho thấy tại địa điểm nghiên cứu là vùng giáp biên giới, nghề nghiệp của người dân chủ yếu trồng cây công nghiệp, làm thuê, khai thác lâm sản nên nhà ở cũng là nơi làm việc điều này phù hợp với điều kiện tự nhiên của đối tượng nghiên cứu. Kết quả của nghiên cứu này cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Võ Hinh chiếm 17,02% [13], tỷ lệ đối tượng ngủ rẫy bằng võng màn trong nghiên cứu chiếm 11,04% thấp hơn nghiên cứu của Trần Thanh Dương chiếm 40,0% [8]. Người dân khi đi rừng, rẫy hầu hết nhận thức được tầm quan trọng của việc phòng bệnh sốt rét. Tuy nhiên, do đặc thù công việc và tập tín đốt người của muỗi An. dirusAn. minimus đốt máu người từ 19-20 giờ và kéo dài đến 2-3 giờ sáng [11] nên việc có ngủ màn, màn võng hay không thì những đối tượng này vẫn có nguy cơ mắc sốt rét. Mặc dù có mang theo màn, màn võng nhưng nếu thời gian vào màn ngủ sau 19 giờ thì có thể họ đã bị muỗi đốt máu trước khi vào màn ngủ nên khả năng mắc sốt rét có thể xảy ra mặc dù đã mang theo màn, màn võng và ngủ trong màn, màn võng. Điều quan trọng cần truyền thông giáo dục sức khỏe nâng cao kiến thức phòng bệnh, hiểu biết dấu hiệu của bệnh sốt rét và đến cơ sở y tế khám, điều trị kịp thời khi bị mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc sốt rét sau khi đi rừng, rẫy trở về nhà. Kết quả điều tra những người đã từng mắc sốt rét trước đây chiếm 28,0%, người chưa từng mắc và không nhớ đã có từng mắc sốt rét hay chưa chiếm 72,0%. Tuy nhiên, việc phỏng vấn tiền sử mắc sốt rét của người dân có thể ảnh hưởng bởi sai số do nhớ lại của đối tượng nghiên cứu, những người được thu thập tiền sử mắc sốt rét, trong đó người đã từng mắc 01 lần chiếm 47,14%, đã từng mắc 02 lần 16,67% và từ 03 lần trở lên 36,19% và thời gian đã mắc sốt rét dưới 1 năm chiếm 30,95%, từ 1 năm trở lên chiếm 69,05%. Những đối tượng đã từng mắc sốt rét được nhân viên y tế phát hiện tại TYT, cấp thuốc, hướng dẫn cho người bệnh về nhà tự uống điều trị theo phác đồ do Bộ Y tế quy định, tuy nhiên những đối tượng này có uống thuốc đúng theo hướng dẫn của nhân viên y tế hay không, không được giám sát, đánh giá.

Một phần của tài liệu Thực trạng nhiễm ký sinh trùng sốt rét và hiệu qủa giám sát, phát hiện, điều trị tại huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước, 2018-2019 (Trang 109 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(200 trang)