nghiên cứu
Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống được sử dụng trong nghiên cứu này vì xác suất mỗi đối tượng trong quần thể đều có cơ hội được chọn vào nghiên cứu. Qua phân tích kết quả điều tra cho thấy, tỷ lệ nhiễm KSTSR khác biệt không có ý nghĩa thống kê đối với giới tính, nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu và tỷ lệ nhiễm khác biệt có ý nghĩa thống kê với nghề nghiệp, công việc việc hiện tại của đối tượng tại địa điểm nghiên cứu. Đối tượng nhiễm KSTSR chủ yếu ở nhóm tuổi >15 tuổi những đối tượng này chủ yếu là lao động chính trong gia đình nên thường xuyên đi rừng, rẫy và ngủ lại nơi làm việc vào ban đêm. Tại các vùng SRLH luôn có sự hiện diện KSTSR nội địa và véc tơ truyền bệnh chính. Tuy nhiên, đối tượng nghiên cứu chưa áp dụng biện pháp bảo vệ cá nhân phù hợp với tình hình thực tế tại nơi làm việc của người lao động kết quả điều tra phù hợp với nghiên cứu của Shalu Thomas, Sangamithra Ravishankaran (2018) được tiến hành tại một số khu vực SRLH tại Ấn Độ [150]. Tỷ lệ nhiễm KSTSR ở người dân tộc S’tiêng trong nghiên cứu này chiếm 10,13% cao nhất trong các dân tộc được khảo sát tại điểm nghiên cứu kết quả nghiên cứu phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương với thành phần dân tộc và nghề nghiệp chủ yếu là làm rẫy, khai thác lâm sản, làm thuê. Mặc khác, do tập quán canh tác nhiều đối tượng dân di biến động từ vùng không còn sốt rét hoặc vùng SRLH thấp vào vùng SRLH cao và từ vùng SRLH cao đi vào vùng không còn sốt rét. Những vùng SRLH cũ có thể người dân nhiễm KSTSR mật độ thấp dưới ngưỡng phát hiện của kính hiển vi hay test chẩn đoán nhanh không được giám sát chặt chẽ từ đó có thể hình thành nên những ổ bệnh sốt rét tiềm ẩn có thể bùng phát như tại xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP. Hồ Chí Minh và huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận sau nhiều năm không ghi nhận ca mắc mới [47]. Vấn đề tồn tại hiện nay trong chương trình phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét đang phải đối mặt là tình trạng dân di biến động, đối tượng đi rừng, ngủ rẫy, giao lưu biên giới, du lịch.... Nhiều cộng đồng dân cư có mức sống và trình độ dân trí thấp tiếp cận thông tin phòng bệnh còn hạn chế, chủ yếu ở các vùng biên giới, miền núi, vùng
sâu và nơi có SRLH nặng [50]. Tỷ lệ nhiễm KSTSR ở những đối tượng đi rừng có ngủ lại cao gấp 3,33 lần đối tượng không ngủ lại thấp hơn kết quả nghiên cứu của Lê Thành Đồng và cộng sự ở Bình Thuận và Quảng Bình (2005) ở đối tượng đi rừng, ngủ rẫy và tỷ lệ nhiễm KSTSR ở đối tượng có giao lưu biên giới cao gấp 1,67 lần đối tượng không giao lưu biên giới, tỷ lệ này thấp hơn nghiên cứu của Hồ Văn Hoàng và cộng sự ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị ở người có giao lưu biên giới tỷ lệ nhiễm KSTSR gấp 5,37 lần so với người không có giao lưu biên giới, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Mặc khác, tỷ lệ nhiễm KSTSR ở những đối tượng có tiền sử đã từng mắc sốt rét cao gấp 1,8 lần đối tượng chưa từng mắc hoặc không nhớ đã từng mắc sốt rét hay chưa, phù hợp với tình hình thực tế tại các vùng SRLH nặng đối tượng nghi ngờ mắc sốt rét chủ yếu được phát hiện thụ động tại cơ sở y tế, những người nhiễm KSTSR được nhân viên y tế cấp thuốc điều trị sốt rét theo phác đồ do Bộ Y tế quy định và hướng dẫn người bệnh về nhà tự uống thuốc điều trị theo số liều thuốc đã được cấp. Người bệnh không được giám sát, đánh giá điều trị khỏi bệnh hay không, không được kiểm tra, giám sát. Mặc dù tỷ lệ nhiễm KSTSR ở đối tượng nghiên cứu có liên quan đến tiền sử mắc sốt rét nhưng tỷ lệ nhiễm KSTSR đối với số lần mắc sốt rét không có sự khác biệt. Đặc biệt ở những đối tượng có tiền sử mắc sốt rét dưới 1 năm có tỷ lệ nhiễm KSTSR cao gấp 2,5 lần đối tượng đã từng mắc sốt rét trước đây ≥1 năm sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (OR: 2,50; CI 95%: 1,29-4,83; p: 0,003) [5], [6] ,[35].