Kiến nghị với Công ty mẹ Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty Cổ phần In Sách giáo khoa tại thành phố Hà Nội (Trang 79 - 84)

Công ty mẹ nên sớm hoàn thiện quy chế quản lý tài chính ban hành theo hướng cụ thể, hợp lý, có chiều sâu dựa trên tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty con, trong đó có Công ty Cổ phần In sách giáo khoa tại thành phố Hà Nội nhằm mục tiêu thống nhất nguyên tắc, chuẩn mực tài chính để hoạt động quản lý tài chính nói chung, hoạt động quản lý tài sản và quản lý sử dụng tài sản nói riêng có hiệu quả ngày càng cao.

Để đáp ứng yêu cầu đặt ra trong thị trường cạnh tranh hiện tại cũng như quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam cần có quyết định mở rộng hoạt động sản xuất in ấn, kinh doanh của Công ty cổ phần in sách giáo khoa tại thành phố hà nội , đẩy mạnh hiệu quả hoạt động của Công ty, tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó cần hỗ trợ Công ty trong thành lập bộ phận Marketing, nghiên cứu chiến lược và nghiên cứu thị trường và phối hợp triển khai mở rộng hoạt động kinh doanh của Công ty như in ấn tem nhãn, văn phòng phẩm không chỉ phục vụ giáo dục mà còn phục vụ các văn phòng, công ty, doanh nghiệp khác, đẩy mạnh doanh thu và lợi nhuận doanh nghiệp và tránh các rủi ro do tính chất mùa vụ của hoạt động in sách giáo khoa.

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam nên có các chính sách giảm bớt gánh nặng tài chính đầu tư xây dựng cơ bản khi dự án mở rộng mặt bằng sản xuất kinh doanh tại xã Tiên Dương, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội với diện tích 7.662 m2 chỉ đang trong quá trình thực hiện giải phóng mặt bằng và đền bù. Hiện nay, Công ty đang phải chịu chi phí phát sinh lớn từ tiền thuê đất và thuế sử dụng đất phi nông nghiệp từ dự án cũng như các chi phí xây dựng liên quan. Do vậy cần có chính sách hỗ trợ hiệu quả từ công ty mẹ nhằm giảm bớt gánh nặng chi phí, các khoản phải trả phát sinh đang làm Công ty đứng trước khả năng mất thanh toán trong ngắn hạn.

KẾT LUẬN

Hiện nay, quản lý và sử dụng tài sản là vấn đề không mới đối với các doanh nghiệp, nhưng là vấn đề chủ chốt được các doanh nghiệp ưu tiên đặt mối quan tâm hàng đầu. Việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản một cách có hiệu quả giúp doanh nghiệp nâng cao sự bền vững tài chính, góp phần tạo vị thế của doanh nghiệp trên thị trường cũng như đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trong những năm gần đây Công ty Cổ phần In Sách giáo khoa tạithành phố Hà Nội đã có kết quả kinh doanh khả quan với các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản đảm bảo hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, so với các daonh nghiệp trong ngành, Công ty cần nâng cao thêm năng lực quản lý tài sản ngắn hạn và dài hạn, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tương đương mức hiệu quả sử dụng tài sản so sánh với trung bình ngành.

Với đề tài “Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty cổ phần in sách giáo khoa tại thành phố hà nội ”, tác giả đã đi sâu nghiên cứu thực tế tình hình sử dụng tài sản tại Công ty cổ phần in sách giáo khoa tại thành phố hà nội . Đề tài đã nêu lên thực trạng tình hình sử dụng tài sản tại Công ty, phân tích những kết quả đạt được và những khó khăn cần khắc phục để tìm ra nguyên nhân gây ra những hạn chế trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản. Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty, bao gồm tài sản ngắn hạn và dài hạn như sau:

Thứ nhất, xây dựng chính sách hợp lý trong quản lý tài sản ngắn hạn cùng với quản lý dự trữ tiền và dòng tiền của doanh nghiệp.

dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu, tăng cường công tác quản lý nguyên vật liệu và hàng tồn kho, thường xuyên đánh giá và kiểm tra chi phí sản xuất.

Thứ ba, quản lý các khoản phải thu với chính sách công nợ và chính sách tín dụng rõ ràng theo lộ trình

Thứ tư, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn với các giải pháp Hoàn thiện quy trình ra quyết định mua sắm TSCĐ; Tăng cường đổi mới công nghệ, quản lý sử dụng và bảo dưỡng TSCĐ; Thanh lý, xử lý các TSCĐ không dùng đến; Hoàn thiện công tác quản lý và kế toán tài sản cố định.

Thứ năm, thực hiện các giải pháp khác như Nâng cao năng lực quản lý tài sản thông qua công tác bồi dưỡng cán bộ, đào tạo và hướng dẫn công nhân; Tìm kiếm, mở rộng thị trường, tăng mạnh thị phần với sản phẩm mũi nhọn; Nâng cao chất lượng công tác tài chính kế toán phối kết hợp với các bộ phận chuyên môn khác; Tăng cường huy động vốn, tìm nguồn vốn, huy động vốn với chi phí thấp nhất

1. Báo cáo Hội đồng quản trị Công ty cổ phần in sách giáo khoa tại thành phố hà nội , từ năm 2015 đến năm 2020

2. Báo cáo tài chính Công ty cổ phần in sách giáo khoa tại thành phố hà nội , từ năm 2015 đến năm 2020

3. Báo cáo tài chính Công ty cổ phần in sách giáo khoa tại thành phố hà nội , từ năm 2015 đến năm 2020

4. Báo cáo thường niên Công ty cổ phần in sách giáo khoa tại thành phố hà nội , từ năm 2015 đến năm 2020

5. Bộ Tài chính (2002), Chuẩn mực kế toán số 15 về hợp đồng xây dựng, ban hành và công bố theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC, ngày 31 tháng 12 năm 2002.

6. Bộ Tài chính (2002), Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01 Ban hành và công bố theo Quyết định số 165/2002/QĐ-BTC, ngày 31 tháng 12 năm 2002.

7. Bộ Tài chính (2003), Quyết định 206/2003/QĐ-BTC ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định, ngày 12/12/2003.

8. Bộ Tài chính (2014), Thông tư 200/2014/TT-BTC, hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp, ngày 22 tháng 12 năm 2014.

9. Bộ Tài chính (2020), số 39/2020/TT-BTC, Thông tư sửa đổi, bổ sung chế độ báo cáo tại một số thông tư trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập, ngày 15 tháng 5 năm 2020.

10. Bộ Tài chính (2020), số 40/2020/TT-BTC, Thông tư về hướng dẫn chế độ báo cáo trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập tại Nghị định 174/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật kế toán và Nghị định

11. Bộ Thông tin và Truyền thông (2020), số 01/2020/TT-BTTTT,

Thông tư Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật xuất bản và nghị định số 195/2013/nđ-cp ngày 21 tháng 11 năm 2013 của chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật xuất bản, ngày 07 tháng 02 năm 2020

12. Frederic Mishkin (2001), Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội

13. GS. TS Ngô Thế Chi, PGS. TS Nguyễn Trọng Cơ (2008), Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính, Hà Nội.

14. Quốc hội (2015), số 88/2015/QH13, Luật Kế toán, ngày 20 tháng 11 năm 2015.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty Cổ phần In Sách giáo khoa tại thành phố Hà Nội (Trang 79 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w