- Trình độ, năng lực của cán bộ quản lý và tay nghề của công nhân
Có thể nói, con người là nhân tố quan trọng trong bất cứ hoạt động nào. Trong hoạt động sản xuất - kinh doanh cũng vậy, con người đóng vai trò quyết định đến hiệu quả hoạt động nói chung và hiệu quả sử dụng tài sản nói
riêng, đặc biệt là trình độ cán bộ quản lý và tay nghề người công nhân.
Thứ nhất, về trình độ cán bộ quản lý: Trình độ cán bộ quản lý thể hiện ở trình độ chuyên môn nhất định, khả năng tổ chức, quản lý và ra quyết định.
Nếu cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, khả năng tổ chức, quản lý tốt đồng thời đưa ra những quyết định đúng đắn, phù hợp với tình hình của doanh nghiệp và tình hình thị trường thì hiệu quả sử dụng tài sản cao, mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Nếu khả năng tổ chức, quản lý kém, quyết định sai lầm thì tài sản sẽ không được sử dụng một cách hiệu quả dẫn đến doanh nghiệp có thể thua lỗ, thậm chí phá sản. Như vậy, trình độ cán bộ quản lý đóng vai trò hết sức quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản trong doanh nghiệp. Do đó, yêu cầu đối với bộ phận này là rất cao, họ cần có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có tinh thần trách nhiệm cao, năng động, sáng tạo nhằm đưa ra các quyết định đúng đắn, kịp thời cho doanh nghiệp.
Thứ hai, về trình độ tay nghề của công nhân: bộ phận công nhân là bộ phận trực tiếp tạo ra sản phẩm, dịch vụ, trực tiếp tiếp xúc với khách hàng nên là nhân tố trực tiếp sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Nếu công nhân sản xuất có tay nghề cao, có khả năng tiếp thu công nghệ mới, phát huy được tính sáng tạo, tự chủ trong công việc, có ý thức giữ gìn và bảo quản tài sản trong quá trình vận hành thì tài sản sẽ được sử dụng hiệu quả hơn đồng thời sẽ tạo ra sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao, hạ giá thành góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. Ngược lại, nếu trình độ tay nghề người công nhân thấp, không nắm bắt được các thao tác kỹ thuật, ý thức bảo quản máy móc kém sẽ dẫn đến tình trạng sử dụng lãng phí nguyên vật liệu, giảm tuổi thọ của máy móc làm tăng giá thành, giảm chất lượng sản phẩm. Điều đó có thể làm giảm doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp dẫn đến hiệu quả sử dụng tài sản giảm.
- Tình hình tổ chức sản xuất - kinh doanh.
Một quy trình sản xuất - kinh doanh hợp lý sẽ khắc phục được tình trạng chồng chéo chức năng, nhiệm vụ giữa các khâu, góp phần tiết kiệm nguồn lực, tăng năng suất lao động, giảm chi phí bất hợp lý, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, một doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh tốt, có nhiều giải pháp thực hiện chiến lược phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ và phù hợp với nhu cầu thị trường thì hiệu quả sử dụng tài sản sẽ cao.
Ngoài ra, sự tiến bộ của khoa học và công nghệ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp tiếp cận kịp thời với sự tiến bộ của khoa học, công nghệ để đổi mới trang thiết bị thì sẽ giảm được hao mòn vô hình của tài sản cố định, nâng cao chất lượng, đổi mới sản phẩm, hạ giá thành và nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp.
- Đặc điểm ngành nghề sản xuất - kinh doanh
Đây là nhân tố có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có đặc điểm khác nhau về ngành nghề kinh doanh sẽ đầu tư vào tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn khác nhau. Tỷ trọng tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn khác nhau nên hệ số sinh lợi của tài sản cũng khác nhau. Doanh nghiệp có đặc điểm hàng hoá khác nhau và đối tượng khách hàng khác nhau nên chính sách tín dụng thương mại cũng khác nhau dẫn đến tỷ trọng khoản phải thu khác nhau. Như vậy, đặc điểm sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp tác động quan trọng đến hiệu quả sử dụng tài sản, ảnh hưởng trực tiếp đến cơ cấu tài sản, vòng quay và hệ số sinh lợi của tài sản.
Quản lý tài sản một cách khoa học, chặt chẽ sẽ góp phần làm tăng hiệu