Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty Cổ phần In Sách giáo khoa tại thành phố Hà Nội (Trang 50 - 55)

Đối với một Công ty sản xuất, quản lý và sử dụng tài sản ngắn hạn, xác định cơ cấu tài sản ngắn hạn phù hợp ảnh hưởng quyết định tới hiệu quả sử dụng tài sản hợp lý. Mỗi khoản mục tài sản được quyết định phụ thuộc vào nhiều yếu tố như ngành nghề kinh doanh, năng lực sản xuất hay khách

hàng của Công ty. Do đó, bên cạnh xác định cơ cấu tài sản phù hợp, mỗi khoản mục tài sản ngắn hạn cần được chú trọng đánh giá hiệu quả sử dụng thường xuyên nhằm đảm bảo giá trị và quá trình vận hành sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Bảng 2.8. Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại Công ty giai đoạn 2015 – 2019

Đơn vị: tỷ đồng

Năm 2015 2016 2017 2018 2019 TB ngành

Doanh thu thuần 16,680 16,618 19,203 23,200 26,322 - Lợi nhuận sau thuế 1,255 1,072 1,014 1,428 1,575 - TSNH bình quân trong kì 24,600 22,827 21,400 20,783 17,051 - Khả năng thanh toán hiện

hành 5,52 5,50 7,43 1,15 0,74 3,3

Hệ số sinh lợi TSNH 5,10% 4,70% 4,74% 6,87% 9,24% 11,74% Vòng quay tài sản ngắn

hạn (vòng) 0,68 0,73 0,90 1,12 1,54 3,09

Nguồn:Tác giả tổng hợp

Về rủi ro sử dụng tài sản ngắn hạn, trong thời gian 2015 đến 2017, khoản tài sản này vẫn đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp, với mức 5,52 đến 7,43 lần. Tuy nhiên, đến năm 2018, các tài sản có tính thanh khoản cao chỉ ở mức có thể tài trợ tạm thời cho các khoản nợ phải trả tăng, đặc biệt là các khoản phải trả tăng thêm từ hoạt động chuyển nhượng khoản góp vốn dự án đầu tư, gây ra rủi ro trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khi có biến động. Đến năm 2019, khi khoản phải trả từ hoạt động chuyển nhượng này chưa được giải quyết, Công ty đã mất khả năng thanh toán hiện hành, ở mức 0,74 lần. Trong trường hợp biến động thị trường, rủi ro hoạt động in ấn, Công ty đứng trước khả năng không thể trả nợ ngay, dẫn đến gián đoạn quá trình vận hành chuỗi giá trị sản xuất. Điều này cho

thấy bộ phận kế toán tài chính của Công ty cần theo dõi sát sao đối với dự án đầu tư xây dựng nhà xưởng hiện tại, đảm bảo xử lý kịp thời cũng như trích lập dự phòng phù hợp.

Nói chung về hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn với mục đích sinh lời, vòng quay tài sản ngắn hạn cùa Công ty trong năm 2015 là 0,68 vòng, ở mức không mong muốn do 1 đồng tài sản ngắn hạn chỉ tạo ra được 0,68 đồng doanh thu. Tuy nhiên chỉ tiêu này đã tăng lên 1,12 lần năm 2018 và 1,54 lần năm 2019 biểu hiện xu hướng tích cực đối với hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn, do giá trị tài sản ngắn hạn giảm, ảnh hưởng bởi mức giảm hàng tồn kho, đầu tư ngắn hạn và giá trị khoản phải thu. Cụ thể, Công ty đã quản lý tốt các khoản vốn bị chiếm dụng từ khách hàng, đặc biệt là khoản phải thu từ các bên liên quan trong thời gian 1 tháng với mức thu hồi lên đến 3,559 tỷ đồng năm 2017 và 1,112 tỷ đồng năm 2019.

Bảng 2.9.Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả khoản phải thu giai đoạn 2015-2019

Đơn vị: tỷ đồng

Năm 2015 2016 2017 2018 2019 TB

ngành Doanh thu thuần 16,680 16,618 19,203 23,200 26,322 - Các KPT bình quân 8,365 14,264 10,021 3,877 2,704 - Vòng quay KPT (vòng) 1,99 1,17 1,92 5,98 9,73 16,60

Nguồn:Tác giả tổng hợp

Vòng quay khoản phải thu của Công ty tăng đột biến từ 1,99 vòng năm 2015 lên gấp 5 lần sau 3 năm, cho thấy chính sách hợp lý trong việc thu hồi nợ, giảm tỷ lệ khách hàng chiếm dụng vốn quá lâu, mang về hiệu quả khả quan trong quản lý sử dụng các khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng, trả trước người bán cũng như các khoản phải thu ngắn hạn khác. Tuy nhiên, vòng quay khoản phải thu thấp hơn 1,7 lần so với mức trung bình ngành (16,6 vòng), đặt ra yêu cầu tiếp tục cải thiện chính sách thu hồi nợ, cùng với tăng

cường hoạt động kinh doanh, tăng thêm doanh thu cho Công ty, từ đó thúc đẩy thị phần và sức cạnh tranh của Công ty trên thị trường, và đảm bảo vị thế của Công ty trong ngành công nghiệp xuất bản báo, ấn phẩm, sách và danh mục. Thêm vào đó, do đặc thù kinh doanh của Công ty cổ phần in sách giáo khoa tại thành phố hà nội , ngành chính, in ấn gia công sách giáo khoa, phụ thuộc vào hai mùa sách chính, doanh thu theo quý của Công ty không đồng đều, trong khi khoản phải thu của Công ty cũng như chi phí cố định chiếm tỷ lệ cao, ở mức hơn 40% tổng chi phí sản xuất trực tiếp. Như vậy, để tăng sức cạnh tranh của Công ty, mở rộng sản phẩm sản xuất kinh doanh là yêu cầu cần thiết. 20150 2016 2017 2018 2019 50 100 150 200 250 300 350 183.05 313.3 190.46 61 37.5

Kì thu tiền bình quân (ngày)

Biểu đồ 2.2. Kì thu tiền bình quân giai đoạn 2015-2019

Nguồn:Tác giả tổng hợp

Cùng với chính sách quản lý hiệu quả các khoản phải thu khách hàng và công nợ của Công ty, kỳ thu tiền bình quân của doanh nghiệp có mức giảm mạnh từ 190,47 lần xuống còn 37,5 lần năm 2019 chủ yếu do mức giảm mạnh các khoản thu kì hạn 30 ngày đối với Nhà xuất bản Giáo dục tại thành phố Hà Nội và Công ty Cổ phần Sách Thiết bị miền Bắc. Bên cạnh đó, có thể thấy rằng Công ty đã áp dụng chính sách cho khách hàng thanh toán, cam kết trả

tiền đúng hạn hợp đồng thích hợp với đặc trưng sản xuất, in ấn theo từng giai đoạn của Công ty.

Ngoài khoản phải thu của doanh nghiệp, hàng tồn kho cũng là một khoản mục tài sản ngắn hạn cần được chú trọng quản lý nhằm tối đa hóa hiệu quả sử dụng, do mức ảnh hưởng trực tiếp đến giá vốn hàng bán phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như có vai trò quyết định trong kế hoạch, chính sách về năng suất sản xuất, in ấn gia công của doanh nghiệp.

Bảng 2.10. Hàng tồn kho của Công ty giai đoạn 2015 – 2019

Đơn vị: tỷ đồng

Năm 2015 2016 2017 2018 2019 Hàng tồn kho 5,148 4,860 5,177 2,743 4,694

Nguyên liệu, vật liệu 3,477 3,088 3,319 1,954 1,579 Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang 0,198 0,319 0,531 0,598 0,753

Thành phẩm 1,473 1,453 1,535 0,299 2,609

Dự phòng giảm giá 0 0 -0,208 -0,108 -0,247

Nguồn: Công ty cổ phần in sách giáo khoa tại thành phố hà nội

Trong giai đoạn 5 năm quan sát, nguyên liệu, vật liệu về Mực và giấy in gia công đã được quản lý chặt chẽ, đồng bộ với kế hoạch và quá trình thực hiện in ấn của Công ty, với mức nguyên vật liệu cuối kì giảm mạnh từ 3,477 tỷ đồng năm 2015 xuống còn 1,579 tỷ đồng năm 2019. Mức dự trữ nguyên vật liệu ngày càng phù hợp với mức sản xuất khi định mức số trang in sách giáo khoa luôn ở mức 1 tỷ trang mỗi năm, trong khi kế hoạch sản xuất trang in sách bổ trợ và sách khác luôn ở mức 0.4 – 0.5 tỷ trang với hai mùa in lớn vào quý 2 và quý 3 hàng năm. Tuy nhiên, Công ty đang có nhiều hạn chế trong tiêu thụ thành phẩm, với giá trị thành phẩm tồn kho tăng mạnh hơn 1,77 lần lên đến 2,609 tỷ đồngnăm 2019, trong khi dự phòng giảm giá hàng tồn kho cho thành phẩm chỉ còn 206,645 triệu đồng.Không chỉ làm tăng giá vốn hàng bán, quá trình quản lý hàng tồn kho, cụ thể là quản lý thành phẩm cũng ảnh hưởng tiêu cực đến chi phí sản xuất trực tiếp của Công ty, đặt ra

yêu cầu thay đổi quy trình quản lý theo tính chất mùa vụ hoạt động in ấn của Công ty với sự phối kết hợp giữa các bộ phận liên quan sản xuất trực tiếp và bộ phận đánh giá và quyết định tài chính.

2015 2016 2017 2018 2019 0 1 2 3 4 5 6 2.63 2.54 3.01 4.41 5.15 Vòng quay hàng tồn kho

Biểu đồ 2.3. Vòng quay hàng tồn kho giai đoạn 2015 - 2019

Nguồn:Tác giả tổng hợp

Về quản lý sử dụng hàng tồn kho,vòng quay hàng tồn kho tăng từ 2,63 vòng năm 2015 lên đến 5,15 vòng năm 2019 do doanh thu tăng dần cùng với nhu cầu về giá vốn hàng bán tương ứng. Hoạt động quản lý hàng tồn khi đã mang lại hiệu quả khi giảm chi phí lưu kho, bảo quản, giảm tình trạng tồn kho ứ đọng trong khi vẫn đảm bảo sản xuất đáp ứng nhu cầu thành phẩm theo kế hoạch kinh doanh của Công ty.Tuy nhiên, do sự biến động của thành phẩm còn cao, từ 1,473 tỷ đồng năm 2015 giảm mạnh xuống còn 0,299 tỷ đồng năm 2018 rồi tăng đột biến lên 2,609 tỷ đồng năm 2019, đặt ra yêu cầu xây dựng mức đặt hàng tối ưu cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty Cổ phần In Sách giáo khoa tại thành phố Hà Nội (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w