Thực trạng vốn và tài sản của Công ty Cổ phần In Sách giáo

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty Cổ phần In Sách giáo khoa tại thành phố Hà Nội (Trang 43 - 48)

Trong 5 năm từ 2015 đến năm 2019, tổng tài sản của Công ty có mức tăng nhẹ từ 39,267 tỷ đồng năm 2015 lên 42,117 tỷ đồng năm 2019. Tuy nhiên, tỷ trọng tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn có mức thay đổi biến động trong năm năm.Trong khi năm 2015, tỷ trọng của tài sản ngắn hạn đạt 61,59% và giảm nhẹ dần trung bình mỗi năm 4,02% trong 4 năm tiếp theo do sự giảm từ các khoản phải thu ngắn hạn. Trong khi đó, tỷ trọng tài sản dài hạn tăng đáng kể từ 38,41% năm 2015 lên đến 50,48% năm 2018 thể hiện sự chú trọng đầu tư vào tài sản cố định của doanh nghiệp, đặc biệt năm 2019, mức đầu tư

này tăng đột biến lên đến 13,351 tỷ, dẫn đến tỷ trọng tài sản dài hạn cũng tăng đột biến lên đến 67,08%, với mức tăng gần 1.4 lần từ 20,630 tỷ đồng năm 2018 lên 28,252 tỷ đồng năm 2019. Để đánh giá đầy đủ hiệu quả sử dụng tài sản cần đi sâu phân tích tình hình sử dụng từng khoản mục tài sản, bao gồm cả ngắn hạn và dài hạn trong mối tương quan với tổng nguồn vốn góp và nợ của Công ty.

Bảng 2.4. Cơ cấu tài sản và nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2015 – 2019

Đơn vị: tỷ đồng Năm 2015 2016 2017 2018 2019 Tổng tài sản 39,267 40,850 40,276 40,867 42,117 Tài sản ngắn hạn 24,183 21,470 21,329 20,237 13,865 Tỷ trọng 61,59% 52,56% 52,96% 49,52% 32,92% Tài sản dài hạn 15,084 19,380 18,947 20,630 28,252 Tỷ trọng 38,41% 47,44% 47,04% 50,48% 67,08% Tổng nợ và nguồn vốn 39,267 40,849 40,275 40,868 42,117 Nợ ngắn hạn 4,382 3,904 2,871 17,536 18,755 Tỷ trọng 11,16% 9,56% 7,13% 42,91% 44,53% Nợ dài hạn 11,699 13,950 14,451 0 0 Tỷ trọng 29,79% 34,15% 35,88% 0,00% 0,00% Vốn chủ sở hữu 23,186 22,995 22,953 23,332 23,362 Tỷ trọng 59,05% 56,29% 56,99% 57,09% 55,47% Nguồn: Công ty cổ phần in sách giáo khoa tại thành phố hà nội

Về cơ cấu vốn của Công ty, có thể thấy tài sản của Công ty phần lớn được tài trợ từ vốn chủ sở hữu, với nguồn vốnchủ sở hữu luôn duy trì ở mức 22,953 tỷ đồng đến 23,362 tỷ đồng trong giai đoạn 2015 – 2019. Tuy nhiên, so với tổng nguồn vốn và nợ của doanh nghiệp, tỷ trọng vốn chủ sở hữu giảm dần từ 59,05% năm 2015 xuống 55,47% năm 2019, do mức tăng mạnh của nợ ngắn hạn hơn 4.28 lần sau 5 năm lên 18,755 tỷ đồng năm 2019, dẫn doanh nghiệp đến những khó khăn về khả năng thanh toán trong ngắn hạn khi nguồn tài sản ngắn hạn của Công ty đang có xu hướng giảm mạnh, nhất là tiền và các khoản tương đương tiền. Từ đó, cơ cấu tài sản và nguồn vốn đang có xu

hướng ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình sử dụng tài sản để tạo ra lợi ích tương lai cho doanh nghiệp.

Đi sâu hơn vào hai nhóm tài sản của Công ty, đầu tiên có thể thấy rằng tài sản ngắn hạn có vai trò quan trọng trong tổng tài sản, và quá trình sử dụng tài sản ngắn hạn có ảnh hưởng trực tiếp tạo ra giá trị lợi ích cho doanh nghiệp.

Bảng 2.5. Tài sản ngắn hạn của Công ty giai đoạn 2015 – 2019

Đơn vị: tỷ đồng

Năm 2015 2016 2017 2018 2019 TÀI SẢN NGẮN HẠN 24,183 21,470 21,329 20,237 13,865 Tiền và tương đương tiền 5,408 1,559 3,071 2,603 2,422

Tỷ trọng so với tổng tài sản

13,77

% 3,82% 7,62% 6,37% 5,75%

Đầu tư tài chính ngắn hạn 0 0 8,000 12,000 3,500

Tỷ trọng so với tổng tài sản 0% 0%

19,86 %

29,36

% 8,31%

Các khoản phải thu NH 13,567 14,961 5,080 2,674 2,734

Tỷ trọng so với tổng tài sản 34,55 % 36,62 % 12,61 % 6,54% 6,49% Hàng tồn kho 5,147 4,860 5,177 2,743 4,693 Tỷ trọng so với tổng tài sản 13,11% 11,90% 12,85 % 6,71% 11,14% Tài sản ngắn hạn khác 0,060 0,089 0 0,217 0,515 Tỷ trọng so với tổng tài sản 0,15% 0,22% 0,00% 0,53% 1,22% Nguồn: Công ty cổ phần in sách giáo khoa tại thành phố hà nội

Về tiền và các khoản tương đương tiền, tỷ trọng của khoản mục ngày càng thu hẹp, ở mức 13,77% năm 2015 xuống còn5,75% năm 2019 so với tổng tài sản. Thêm vào đó, tiền và tương đương tiền có xu hướng giảm nhẹ, cùng với các khoản nợ ngắn hạn tăng mạnh, dẫn đến khả năng thanh toán nhanh và thanh toán hiện hành giảm mạnh, thể hiện Công ty đang đứng trước nguy cơ mất khả năng trả nợ cũng như huy động tài chính trong ngắn hạn. Trong khi đó, Công ty chưa áp dụng mô hình quản lý ngân quỹ, gây ra khó

khăn trong sử dụng dòng tiền hiệu quả.

Về đầu tư tài chính ngắn hạn, trong khi năm 2015, Công ty có mức lãng phí tài sản khi để một lượng tiền và tương đương tiền dư lớn với tỷ trọng 13,77% tổng tài sản, thì đến năm 2017, ban lãnh đạo Công ty đã có định hướng quản lý tài chính hiệu quả hơn với mức đầu tư nguồn tài sản dư vào mục tiêu sinh lời với lượng tiền gửi ngắn hạn 8 tỷ. Tuy nhiên, tiền gửi kỳ hạn 6 đến 12 tháng đã giảm mạnh từ 12 tỷ đồng năm 2018 xuống còn 3,5 tỷ năm 2019, dẫn đến tài sản ngắn hạn giảm mạnh trong 5 năm nghiên cứu, với mục đích được sử dụng mua sắm tài sản cố định nhằm tạo ra lợi ích lâu dài trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty.

Hàng tồn kho của Công ty có tỷ trọng 6,8% đến hơn 13% tổng tài sản trong giai đoạn 5 năm, chủ yếu đến từ giấy kẻ, vở học sinh, nhãn vở, sổ tay và các loại văn phòng phẩm. Do khó khăn chung về giá vật tư, nguyên nhiên vật liệu cũng như đặc trưng hoạt động in ấn sách giáo khoa theo hai mùa chính từ tháng 3 đến tháng 9, kế hoạch sản xuất, đầu tư phát triển ngành nghề kinh doanh của Công ty đã bị ảnh hưởng đáng kể.

Về khoản phải thu, trong 5 năm quan sát, khoản phải thu của doanh nghiệp giảm mạnh 4.96 lần từ 13,567 tỷ đồng năm 2015 xuống 2,734 tỷ đồng năm 2019 chủ yếu do chính sách bán chịu của Công ty với khoản biến động chủ yếu đến từ các khoản phải thu có hạn thanh toán trong vòng 1 tháng cho thấy Công ty đã thắt chặt chính sách bán hàng, đồng thời đẩy mạnh quá trình thu hồi nợ, nên Công ty không có nợ quá hạn và các khoản nợ phải thu có khả năng thu hồi cao, do đó tạo lợi thế cho Công ty không trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi cho khoản mục phải thu ngắn hạn.

Bảng 2.6. Tài sản dài hạn của Công ty Cổ phần In Sách giáo khoa tại thành phố Hà Nội giai đoạn 2015 – 2019

TÀI SẢN DÀI HẠN 15,084 19,380 18,947 20,630 28,252 Tài sản cố định 5,685 6,832 5,856 6,530 13,351 Tỷ trọng so với tổng tài sản 14,48 % 16,72 % 14,54 % 15,98 % 31,70 %

Tài sản dở dang dài hạn 9,241 12,369 12,846 13,087 13,408

Tỷ trọng so với tổng tài sản 23,53 % 30,28 % 31,89 % 32,02 % 31,84 % Tài sản dài hạn khác 0,157 0,179 0,244 1,012 1,491 Tỷ trọng so với tổng tài sản 0,40% 0,44% 0,61% 2,48% 3,54% Nguồn: Công ty cổ phần in sách giáo khoa tại thành phố hà nội

Tài sản dài hạn của Công ty tăng mạnh lên 1,87 lần từ 15,084 tỷ đồng năm 2015 lên 28,252 tỷ đồng năm 2019, chủ yếu do mức tăng mua sắm tài sản cố định, cụ thể là máy móc trang thiết bị được sử dụng trực tiếp vào hoạt động sản xuất, in ấn, với mục đích cải thiện chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất sản xuất như máy cắt xén giấy, máy in 4 màu, máy hiên bản kẽm với tổng trị giá 8,291 tỷ đồng. Tuy quá trình đầu tư trang thiết bị, máy móc làm giảm mạnh nguồn tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp, chuỗi giá trị sản xuất của doanh nghiệp trong dài hạn được cải thiện về chất lượng và công suất sản phẩm.

Về tài sản dở dang dài hạn, tỷ trọng so với tổng tài sản tăng đột biến từ 23,53% năm 2015 lên 30,28% năm 2016, sau đó tăng nhẹ trong 4 năm tiếp theo lên 31,84% năm 2019. Trong giai đoạn này, Công ty đang trong quá trình hợp tác đầu tư Dự án mở rộng mặt bằng sản xuất kinh doanh với tổng diện tích 7.662 m2, bao gồm đầu tư quy hoạch, thiết kế, giải phóng mặt bằng. Đến năm 2019, Dự án bổ sung thực hiện xây dựng thêm nhà xưởng diện tích 300 m2 và khu nhà điều hành cũng tại xã Tiên Dương, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, nâng tổng tài sản xây dựng dở dang lên 13,408 tỷ đồng. Trong giai đoạn đầu tư này, chi phí xây dựng dở dang làm chững lại quá trình tối ưu sử dụng tài sản, bao gồm tài sản ngắn hạn và tài sản cố định, với mục đích

đầu tư cho lợi ích sử dụng mặt bằng, nhà xưởng chất lượng cao, đáp ứng chất lượng và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanhsau khi hoàn thành Dự án.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty Cổ phần In Sách giáo khoa tại thành phố Hà Nội (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w