nghiệp cần xét đến tất cả các nội dung quản lý tiền mặt, quản lý dự trữ tồn kho, quản lý khoản phải thu, và quản lý tài sản cố định.
- Khả năng huy động vốn và cơ cấu vốn.
Vốn là điều kiện không thể thiếu được để một doanh nghiệp được thành lập và tiến hành các hoạt động sản xuất - kinh doanh. Vốn là nguồn hình thành nên tài sản. Vì vậy, khả năng huy động vốn cũng như vấn đề cơ cấu vốn sẽ có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp.
Nếu doanh nghiệp có khả năng huy động vốn lớn sẽ là cơ hội để mở rộng quy mô sản xuất - kinh doanh, đa dạng hoá các hoạt động đầu tư làm tăng doanh thu cho doanh nghiệp và từ đó làm tăng hiệu suất sử dụng tổng tài sản. Bên cạnh đó, nếu doanh nghiệp duy trì được cơ cấu vốn hợp lý thì chi phí vốn sẽ giảm, góp phần làm giảm chi phí kinh doanh, tăng lợi nhuận và do đó hệ số sinh lợi tổng tài sản sẽ tăng.
1.4. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại một số doanhnghiệp nghiệp
1.4.1 . Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại một số doanh nghiệp ngành Xuất bản
1.4.1.1. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty Cổ phần Sách và Thiết bị Bình Thuận
Công ty Sách & Thiết bị Trường học Thuận Hải thành lập và hoạt động từ 22-11-1982 đến 05-6-1992 theo quyết định số 1296/QĐ –UBTH ngày 22 tháng 11 năm 1982 của UBND tỉnh Thuận Hải.
Công ty Sách & Thiết bị Bình Thuận thành lập và hoạt động từ ngày 06 tháng 6 năm 1992 đến 31/8/2004 theo quyết định 114/QĐ.UBBT của UBND
tỉnh Bình Thuận.
Công ty Cổ phần Sách & Thiết bị Bình Thuận thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Công ty Cổ phần số: 4803000042 ngày 01/9/2004 của Sở Kế Hoạch & Đầu Tư tỉnh Bình Thuận.
Vốn điều lệ : 11.000.000.000 đồng
Hơn 28 năm qua Công ty là đơn vị có uy tín, chuyên cung cấp các mặt hàng sách, thiết bị, bàn ghế, văn phòng phẩm, . . . phục vụ cho ngành giáo dục.
Hướng tới tiện ích, chất lượng, giá cả hợp lý, Công ty không ngừng vận động phát huy lợi thế, bổ sung nguồn lực, chuẩn hoá đội ngũ mở rộng đầu tư thực hiện các đơn hàng từ nhỏ đến lớn. Đặc biệt trong những năm qua Công ty đã liên tiếp trúng thầu, được chỉ định thầu các dự án SCA, dự án đầu tư thiết bị dạy học các lớp 1, 2,3, 6, 7, 8, 9, 10 dự án cung ứng sách vở cho miền núi, bàn ghế cho trường học các huyện, trường.
Với kinh nghiệm thực hiện các dự án thầu ở nhiều cấp độ khác nhau, có nhiều kinh nghiệm trong quá trình thực hiện các hợp đồng, dự án có yêu cầu thời gian thực hiện ngắn, địa bàn rộng, số lượng lớn.Công ty đã thực hiện tốt mọi nghĩa vụ với Nhà nước, luôn bảo toàn sử dụng và phát triển vốn có hiệu quả, nộp ngân sách đầy đủ và đúng quy định của cơ quan thuế.
Về sử dụng tài sản, Công ty đã đạt được nhiều kết quả quan trọng với hiệu quả tài chính cao khi hầu hết các chỉ số hiệu quả sử dụng tài sản đều cao hơn trung bình ngành
Bảng 1.1. Hiệu quả sử dụng tài sản Công ty Cổ phần Sách và Thiết bị Bình Thuận
Chỉ số Năm 2019 Trung bình ngành
ROA 8,98% 8,06%
Hệ số sinh lợi TSNH 11,97% 11,74%
Kì thu tiền bình quân 17,19 71,40
Vòng quay hàng tồn kho 11,37 8,56
Số ngày của 1 vòng quay hàng tồn kho 32,09 61,97
Hệ số sinh lợi TSDH 35,89% 62,99%
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Để đạt được hiệu quả như trên, Công ty Cổ phần Sách và Thiết bị Bình Thuận đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận Kế toán hành chính, Kế hoạch sản xuất, ban Dự án và Bán lẻ trong đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, mở rộng loại hình kinh doanh, chính sách quản lý nợ vay, thu hồi nợ từ khách hàng và áp dụng mô hình dự trữ hàng tồn kho EOQ.
Công ty cũng áp dụng công nghệ mới, bổ sung máy móc, thiết bị văn phòng, kết nối mạng LAN, phần mềm bán hàng và phần mềm quản lý tài chính, đảm bảo thông tin xử lý nhanh chóng, hiệu quả.
Công ty đã đầu tư máy móc thiêt bị, công nghệ hiện đại một cách hợp lý, kịp thời, đẩy nhanh sức sản xuất doanh nghiệp lên cao, tối đa hoá lợi nhuận.
Công ty đã bảo toàn được tài sản cố định khá tốt, chưa có tài sản cố định nào hư hỏng trước thời hạn. Công tác bảo quản và sử dụng vật liệu cũng được thực hiện một cách hợp lý thông qua việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật như kiểm soát định mức tiêu hao.
Đối với TSCĐ, Công ty đã không ngừng tăng cường khai thác năng lực của máy móc thiết bị. Công ty thực hiện thanh lý một số TSCĐ lạc hậu, đầu tư thêm máy móc thiết bị hiện đại góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cho doanh nghiệp và tiếp cận với công nghệ mới tiên tiến.
Trong thời gian qua, công ty đã đạt được một số kết quả khả quan. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế mà công ty cần khắc phục để đạt được hiệu quả cao hơn trong hoạt động sản xuất - kinh doanh.
1.4.1.2. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty Sách và thiết bị Trường học Đà Nẵng
Công ty Sách và thiết bị Trường học Đà Nẵng là doanh nghiệp Nhà nước được thành lập theo Thông tư số 14/TT-TC ngày 10/06/1982 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng (QNĐN). Nhiệm vụ của Công ty là đáp ứng nhu cầu sách vở, thiết bị giảng dạy và học tập cho giáo viên và học sinh trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng. Mục tiêu ban đầu của Công ty là phục vụ cho công tác chuyên môn, phục vụ giáo dục chưa chú trọng đến hiệu quả kinh doanh. Từ năm 1986 nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung chuyển hướng sang nền kinh tế thị trường, hoạt
động của Công ty dần mang tính chất kinh doanh và đồng thời phải bảo đảm hai nhiệm vụ chính trị: Kinh doanh có hiệu quả và bảo đảm phục vụ tốt công tác chuyên môn của ngành.
Thực hiện chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, Công ty đã xây dựng phương án cổ phần hoá và ngày 24/02/2004 UBND Thành phố Đà Nẵng ra Quyết định số 26/2004/QĐ-UB “Phê duyệt phương án cổ phần hóa, chuyển Công ty Sách và Thiết bị trường học Đà Nẵng thành Công ty cổ phần Sách và Thiết bị trường học Đà Nẵng.”.
Giai đoạn từ năm 1995 đến 2003, với kết quả thu được từ hoạt động sản xuất và đẩy mạnh bán lẻ Công ty đã có nguồn để bảo đảm thực hiện tích luỹ và cải thiện thu nhập của người lao động. Trong giai đoạn này cơ sở vật chất Công ty không ngừng được đầu tư và phát triển về qui mô. Số lượng lao động tăng mạnh từ vài chục người lên trên hai trăm người. Doanh thu hàng năm trên 50 tỷ đồng. Nguồn vốn từ 2,78 tỷ đồng tăng lên 14,156 tỷ đồng do bổ sung từ quỹ đầu tư phát triển sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Là doanh nghiệp nhà nước Hạng I liên tục trong nhiều năm.
Giai đoạn từ năm 2004 đến nay, thực hiện cổ phần hoá, Công ty chuyển sang mô hình công ty cổ phần hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Đây là bước ngoặt mới để Công ty thực hiện thay đổi phương thức quản trị, tận dụng khai thác nguồn lực về tài chính và lao động để tham gia sâu và rộng hơn vào thị trường phát hành sách và in ấn. Tăng cường khả năng cạnh tranh và tăng thị phần tiêu thụ. Mở rộng loại hình kinh doanh và đa dạng hoá các mặt hàng sản phẩm.
Về hoạt động quản lý sử dụng tài sản, Công ty chia thành hai quy trình đối với hai hoạt động sản xuất và bán hàng. Đối với hoạt động sản xuất, Phòng Kế hoạch Tài chính kết với với các đơn vị sản xuất trực tiếp tại Nhà máy in, thường xuyên đánh giá hiệu quả sử dụng máy móc nhà xưởng trong
hoạt động sản xuất, đầu tư mua sắm và trích hấu hao kịp thời cũng như có kế hoạch tài chính kịp thời đối với nguyên vật liệu và thành phẩm. Bên cạnh đó, Phòng Kế hoạch Tài chính cũng tham gia vào theo dõi quá trình tiêu thụ thành phẩm của các phòng Kinh doanh, Nhà sách, đảm bảo hiệu quả đầu ra của tài sản.
Các khoản phải thu được duy trì thông qua quan hệ tín dụng thương mại, với chính sách tín dụng thu hút nhiều khách hàng và nhà đầu tư, tạo ra nhiều cơ hội phát triển sản xuất kinh doanh và mở rộng thị phần.
Tuy nhiên, Công ty Sách và thiết bị Trường học Đà Nẵng còn có hạn chế về công tác sử dụng và quản lý tài sản ngắn hạn, do quy mô về tài sản ngắn hạn lớn, chiếm tới 60% tổng tài sản nhưng chưa vận dụng các chính sách tốt nhất để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng tài sản.