Kiến nghị với Nhà nước và các ban ngành liên quan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty Cổ phần In Sách giáo khoa tại thành phố Hà Nội (Trang 78 - 79)

Để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bên cạnh nỗ lực đổi mới và cải thiện của Công ty cổ phần in sách giáo khoa tại thành phố hà nội , sự hỗ trợ của Nhà nước và các ban ngành rất cần thiết, cụ thể:

Phát triển hệ thống hỗ trợ doanh nghiệp

Tập trung vào tháo gỡ các rào cản hành chính của doanh nghiệp, góp phần đẩy nhanh sự phát triển của các doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh; Thực hiện các chính sách và công cụ hỗ trợ doanh nghiệp phù hợp với các định hướng phát triển và quy định của các tổ chức kinh tế quốc tế mà Việt Nam gia nhập.Từ đó tạo thuận lợi cho các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, xã hội hóa các dịch vụ công.

Đối với các doanh nghiệp thực hiện mục tiêu phát triển giáo dục – đào tạo của Nhà nước, chịu ảnh hưởng về quy định giá bán và nội dung thành phẩm in ấn, cần có những chính sách hỗ trợ riêng nhằm đảm bảo mức sinh lời, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh hoạt động sản xuất theo mục tiêu nhà nước đề ra, các hoạt động tăng thêm, mở

rộng thêm cũng cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ, nhằm tạo ra lợi nhuận hỗ trợ cho sự duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh chính.

Tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động của doanh nghiệp

Đổi mới phương thức quản lý với doanh nghiệp, hình thành khung pháp lý động bộ, đảm bảo quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu và sự phát triển nhanh chóng của thị trường. Đây là điều cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán, với mục tiêu công khai, minh bạch số liệu cũng như chỉ số và sức khỏe tài chính của một doanh nghiệp. Sự hỗ trợ này từ Nhà nước mang lại sự tin tưởng của Nhà đầu tư cho đối với doanh nghiệp, tăng vị thế và sức cạnh tranh của Công ty trên thị trường chứng khoán, từ đó tăng tính thanh khoản và tốc độ huy động vốn trên thị trường cũng như đảm bảo đẩy nhanh quá trình thẩm định nhằm huy động nợ vay khi có nhu cầu.

Ổn định kinh tế, kiểm soát lạm phát

Nhà nước cần có chính sách tiền tệ hợp lý nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định nền kinh tế tạo cho các doanh nghiệp có môi trường kinh doanh tốt, cạnh tranh lành mạnh góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản. Khi lạm phát được kiểm soát, tỷ giá hối đoái ổn định giúp chi phí nguyên vật liệu đầu vào, chi phí đầu tư tài sản cố định ổn định giúp doanh nghiệp đạt được mức doanh thu kế hoạch, giảm chi phí và tăng lợi nhuận.

Chính sách tiền tệ hợp lý giúp cho lãi suất thị trường ổn định, tạo cơ hội cho chính sách quản lý nợ từ khách hàng và các khoản phải trả nhà cung cấp được thực hiện thuận lợi, tránh rủi ro hoạt động của công ty, tạo nền tảng mở rộng các hoạt động kinh doanh của Công ty trong tương lai, nâng cao hiệu quả hoạt động và ngày càng phát triển.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản tại Công ty Cổ phần In Sách giáo khoa tại thành phố Hà Nội (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w