1. Bố cục dự thảo Luật
Dự thảo Luật Thanh niên (sửa đổi), gồm có 6 Chương và 62 Điều; tăng 26 Điều so với Luật năm 2005. Cụ thể:
Chương I. Quy định chung, gồm 10 điều.
Chương II. Quyền, nghĩa vụ của thanh niên và chính sách của Nhà nước đối với thanh niên, gồm 09 mục 31 điều.
Chương III. Trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước đối với thanh niên, gồm 07 điều.
Chương IV. Tổ chức thanh niên, gồm 07 điều.
Chương V. Trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội đối với thanh niên, gồm 04 điều.
Chương VI. Tổ chức thực hiện, gồm 03 điều.
26 Dự thảo Luật Thanh niên (sửa đổi) xây dựng trên cơ sở các chính sách đã Dự thảo Luật Thanh niên (sửa đổi) xây dựng trên cơ sở các chính sách đã được Chính phủ thông qua.
a) Chính sách 1: Quy định về đối thoại với thanh niên, Tháng Thanh niên và bảo đảm nguồn lực thực hiện chính sách phát triển thanh niên.
Nội dung các chính sách này được cụ thể hóa trong Chương I. Quy định chung, gồm 10 điều (từ Điều 1 đến Điều 10), là những quy định chung của Luật, bao gồm: Khái niệm về thanh niên, phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng, nguyên tắc bảo đảm thực hiện quyền, nghĩa vụ của thanh niên và chính sách của Nhà nước đối với thanh niên, nội dung quản lý nhà nước về thanh niên, cơ quan quản lý nhà nước về thanh niên, Ủy ban quốc gia về thanh niên Việt Nam, hợp tác quốc tế về thanh niên, nguồn lực bảo đảm thực hiện chính sách phát triển thanh niên, tháng thanh niên, đối thoại với thanh niên và áp dụng công ước quốc tế về quyền trẻ em đối với thanh niên từ đủ mười sáu tuổi đến dưới mười tám tuổi.
b) Chính sách 2, 3 và 4: Quy định về trách nhiệm của thanh niên trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; trách nhiệm của Nhà nước đối với thanh niên và đối với một số nhóm thanh niên cụ thể. Nội dung các chính sách này được cụ thể hóa trong Chương II. Quyền, nghĩa vụ của thanh niên và chính sách của Nhà nước đối với thanh niên. Chương này gồm 09 Mục với 31 điều (từ Điều 11 đến Điều 41). Cụ thể như sau:
- Trên cơ sở kế thừa quy định quyền và nghĩa vụ của thanh niên tại Luật Thanh niên năm 2005, và xuất phát từ đặc trưng cơ bản của thanh niên là lực lượng trẻ tuổi, có tinh thần xung kích, tình nguyện, có khát vọng, hoài bão; có tinh thần học hỏi; có nhu cầu lao động, việc làm, nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo và khát vọng lập thân, lập nghiệp; là giai đoạn phát triển mạnh nhất cả về thể chất và tinh thần; có nhu cầu hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao; có mong muốn được thể hiện, được khẳng định, được ghi nhận; nhưng đồng thời đây là độ tuổi cần được chăm lo, bồi đắp để tích lũy kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, từ Mục 1 đến Mục 8 gồm 26 Điều (Từ Điều 11 đến Điều 33) dự thảo Luật quy định 08 quyền và nghĩa vụ cơ bản có tác động nhiều đến việc phát triển thanh niên. Đó là, quyền và nghĩa vụ về học tập; lao động và khởi nghiệp; bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe; về văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao; bảo vệ Tổ quốc; về hoạt động khoa học, công nghệ và bảo vệ môi trường; về hôn nhân và gia đình; về tham gia quản lý nhà nước, giám sát và phản biện xã hội.
So với Luật Thanh niên năm 2005, dự thảo Luật đã tách quyền và nghĩa vụ của thanh niên để làm rõ trách nhiệm của thanh niên trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Đồng thời, quy định các chính sách của Nhà nước gắn với việc bảo đảm thực hiện quyền cơ bản của thanh niên.
- Để bảo đảm cho thanh niên được thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình; căn cứ chủ trương, Nghị quyết của Đảng, quy định của Hiến pháp năm 2013; trên cơ sở rà soát các Luật hiện hành có liên quan, bên cạnh việc quy định quyền
27 và nghĩa vụ của thanh niên, trong mỗi mục từ Mục 1 đến Mục 8 dự thảo Luật đã và nghĩa vụ của thanh niên, trong mỗi mục từ Mục 1 đến Mục 8 dự thảo Luật đã quy định cụ thể chính sách của Nhà nước đối với thanh niên tương ứng với các quyền, nghĩa vụ đặc trưng để thanh niên được học tập, rèn luyện, tích lũy kiến thức, kỹ năng, ý thức kỷ luật; được tiếp cận và cung cấp thông tin về học tập, lao động, việc làm; được tiếp cận, nghiên cứu khoa học, được sáng tạo, tự do lựa chọn nghề nghiệp; được tạo điều kiện về môi trường để khởi nghiệp sáng tạo; được tạo điều kiện để tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; được bồi dưỡng, giáo dục về truyền thống văn hóa, ý thức, trách nhiệm về bảo vệ Tổ quốc; được khuyến khích, tạo điều kiện tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao; được tư vấn, chăm sóc, nâng cao sức khỏe để phát triển cả thể chất và tinh thần.
So với Luật Thanh niên năm 2005, dự thảo Luật đã thiết kế các chính sách của Nhà nước gắn liền với quyền, nghĩa vụ của thanh niên theo từng lĩnh vực, tạo sự rõ ràng, liên kết chặt chẽ, tránh lặp đi lặp lại nhiều lần trong dự thảo Luật, cũng như đảm bảo sự phù hợp, hài hòa giữa quyền và nghĩa vụ với chính sách của Nhà nước đối với thanh niên. Đặc biệt là chính sách hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, chính sách bảo vệ thanh niên an toàn trên môi trường không gian mạng…
- Tại Mục 9 gồm 8 điều (từ Điều 34 đến Điều 41) Chương II dự thảo Luật gồm: quy định chính sách đối với một số nhóm thanh niên cụ thể như: thanh niên từ đủ mười sáu tuổi đến dưới mười tám tuổi cần được hưởng các chính sách, biện pháp bảo vệ và sự phát triển toàn diện; nhóm thanh niên yếu thế gồm thanh niên dân tộc thiểu số, thanh niên khuyết tật, thanh niên nhiễm HIV/AIDS, thanh niên sau cai nghiện ma túy, sau cải tạo, thanh niên làm việc ở các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất cần có chính sách hỗ trợ từ Nhà nước để tạo cơ hội bình đẳng cho các nhóm thanh niên này phát triển toàn diện; nhóm thanh niên tích cực như thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện, thanh niên có tài năng cần có chính sách của Nhà nước nhằm đào tạo, bồi dưỡng trở thành nguồn nhân lực có chất lượng cao cho đất nước và phát huy tính tích cực sáng tạo, xung phong tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Các chính sách cụ thể này nhằm đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững, thanh niên không ai bị bỏ lại phía sau.
So với Luật Thanh niên năm 2005, dự thảo Luật Thanh niên (sửa đổi) đã quy định cụ thể các chính sách mới như chính sách đối với thanh niên khởi nghiệp, thanh niên tình nguyện, chính sách đối với thanh niên làm việc tại khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất.
c) Chính sách 5: Quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về thanh niên
Nội dung các chính sách này được quy định trong Chương III. Trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước đối với thanh niên, gồm 07 điều (từ Điều 42 đến Điều 48).
Chương này quy định trách nhiệm của Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, trách nhiệm của Bộ Nội vụ, các bộ, cơ quan ngang
28 bộ và chính quyền địa phương các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; đồng bộ và chính quyền địa phương các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; đồng thời quy định mối quan hệ phối hợp trong việc thực hiện chính sách pháp luật đối với thanh niên.
d) Chính sách 6 : Quy định trách nhiệm của tổ chức thanh niên
Nội dung các chính sách này được quy định trong Chương IV. Trách nhiệm của Tổ chức thanh niên gồm 07 Điều (Từ Điều 49 đến Điều 55).
Chương này quy định trách nhiệm của tổ chức thanh niên gồm: Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam và tổ chức khác của thanh niên nhằm đoàn kết tập hợp thanh niên, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của thanh niên, phát huy vai trò của thanh niên trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đồng thời, quy định trách nhiệm của tổ chức thanh niên trong việc tổ chức và phối hợp thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên; chính sách của Nhà nước trong việc hỗ trợ tạo điều kiện để các tổ chức thanh niên thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ và của pháp luật.
đ) Chính sách 7: Quy định về trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội đối với thanh niên
Nội dung chính sách này được quy định tại Chương V trách nhiệm của gia đình, nhà trường và tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế đối với thanh niên, gồm 04 điều (từ Điều 56 đến Điều 59) là những quy định trong việc chăm lo, giáo dục, giúp đỡ, tạo điều kiện cho thanh niên được trưởng thành; để thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định hiện hành của pháp luật.
Dự thảo Luật quy định rõ trách nhiệm của gia đình, nhà trường trong việc chăm lo, bảo đảm cho thanh niên được học tập, phát triển tài năng, giáo dục rèn luyện nhân cách, đạo đức, chăm sóc rèn luyện sức khỏe, định hướng nghề nghiệp, lao động việc làm.
Đối với tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, dự thảo Luật quy định trách nhiệm của các tổ chức nhằm tạo điều kiện cho thanh niên được học tập, lao động an toàn, phát triển thể lực, trí tuệ, tham gia các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe và tạo điều kiện cho tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam thành lập các tổ chức nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của thanh niên.
e) Chương VI. Điều khoản thi hành
Chương này gồm 03 điều (từ Điều 60 đến Điều 62), quy định hiệu lực thi hành, xử lý vi phạm và quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành.
Hồ sơ dự án Luật Thanh niên (sửa đổi) gồm: - Dự thảo Luật Thanh niên (sửa đổi);
- Báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến ý kiến thẩm tra của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiến niên và Nhi đồng của Quốc hội;