Về sự phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng; về tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của dự thảo Luật với hệ thống pháp

Một phần của tài liệu Du-thao-Luat-Thanh-nien-(sua-doi-24-9-2019) (Trang 31 - 32)

II. Ý KIẾN THẨM ĐỊNH TỪNG NỘI DUNG

2. Về sự phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng; về tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của dự thảo Luật với hệ thống pháp

hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của dự thảo Luật với hệ thống pháp luật; tính tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên

a) Về sự phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng

Chủ trương của Đảng về phát triển lực lượng thanh niên được ghi nhận tại tại Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 25/7/2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Đồng thời, ngày 25/12/2013, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 80/KL-TW về việc đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW, trong đó xác định rõ việc xây dựng Luật Thanh niên (sửa đổi) phải giải quyết được các vấn đề: trách nhiệm quản lý nhà nước về thanh niên, cơ chế phối hợp trong công tác thanh niên và vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Qua nghiên cứu dự thảo Luật, Bộ Tư pháp nhận thấy, cơ quan chủ trì soạn thảo đã nghiên cứu các văn bản của Đảng về công tác thanh niên nêu trên để xác định những quan điểm, chủ trương, chính sách cần phải tiếp tục thể chế hóa trong các văn bản pháp luật, trên cơ sở đó đề xuất phạm vi sửa đổi, bổ sung Luật thanh niên năm 2005 nhằm tiếp tục tạo cơ sở pháp lý đồng bộ, hoàn thiện cho việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ và chính sách đối với thanh niên. Tuy nhiên,

32 để thể hiện rõ hơn nữa việc thực hiện đúng chỉ đạo của Đảng về phạm vi sửa đổi để thể hiện rõ hơn nữa việc thực hiện đúng chỉ đạo của Đảng về phạm vi sửa đổi Luật thanh niên cũng như thể chế hóa đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng về công tác thanh niên trong sửa đổi Luật lần này, đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo bổ sung vào dự thảo Tờ trình về các chủ trương, chính sách, quan điểm của Đảng liên quan đến công tác thanh niên cần được thể chế hóa, giải trình về mức độ thể chế hóa tác động đến việc xác định phạm vi sửa đổi toàn diện của dự thảo Luật.

b) Về tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của dự thảo Luật với hệ thống pháp luật

Dự thảo Luật được xây dựng trên cơ sở kế thừa các quy định còn phù hợp tại Luật Thanh niên năm 2005, đồng thời, sửa đổi, bổ sung nhằm thể chế hóa chủ trương, chỉ đạo của Đảng về công tác thanh niên trong tình hình mới, cụ thể hóa quy định tại khoản 2 Điều 37 Hiến pháp năm 2013 "Thanh niên được Nhà nước, gia đình và xã hội tạo điều kiện học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, bồi dưỡng đạo đức, truyền thống dân tộc, ý thức công dân; đi đầu trong công

cuộc lao động sáng tạo và bảo vệ Tổ quốc" và khắc phục những hạn chế, bất cập

trong các quy định pháp luật về công tác thanh niên trong thời gian qua.

Bên cạnh đó, các quy định về quyền và nghĩa vụ của thanh niên, chính sách của Nhà nước về thanh niên tại dự thảo Luật có liên quan tới nhiều đạo luật chuyên ngành ở các lĩnh vực như: Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp, Luật Khoa học và công nghệ, Luật Hôn nhân và gia đình… do đó, cần được rà soát, đặt trong tương quan, tổng thể với các quy định hiện hành để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật. Theo đó, đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo bổ sung vào hồ sơ dự án Luật nội dung rà soát văn bản pháp luật hiện hành có liên quan trực tiếp tới các quy định của dự thảo Luật.

Ngoài ra, để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, khả thi của dự thảo Luật với hệ thống pháp luật, đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo cân nhắc các vấn đề cụ thể nêu tại mục 5 phần II Báo cáo này.

c) Về tính tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên

Nhìn chung, dự thảo Luật không có nội dung trái với các điều ước quốc tế liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Tuy nhiên, để bảo đảm hơn nữa tính tương thích của dự thảo Luật, đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục rà soát, đối chiếu các quy định tại dự thảo Luật với các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Một phần của tài liệu Du-thao-Luat-Thanh-nien-(sua-doi-24-9-2019) (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)