XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ BẤT CẬP TỔNG QUAN 1 Bối cảnh xây dựng chính sách

Một phần của tài liệu Du-thao-Luat-Thanh-nien-(sua-doi-24-9-2019) (Trang 40 - 41)

1. Bối cảnh xây dựng chính sách

Luật Thanh niên được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 29/11/2005 tại kỳ họp lần thứ 8 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2006. Luật Thanh niên được ban hành, có vai trò quan trọng trong việc tạo cơ sở pháp lý về chăm lo, giáo dục, bồi dưỡng, phát triển thanh niên, là đối tượng cần được quan tâm, có chính sách thích hợp trong xã hội.

Luật Thanh niên có nhiều tác động tích cực tới đối tượng là thanh niên, khuyến khích phát triển phong trào thanh niên, phát huy vai trò của tổ chức thanh niên, đồng thời nâng cao năng lực quản lý nhà nước về thanh niên, tạo điều kiện để thanh niên có nhiều cơ hội lập nghiệp, tự lập và phát triển cả thể chất lẫn tinh thần, mở rộng cơ hội việc làm, làm giàu cho thanh niên.

Sau hơn10 năm thực hiện Luật Thanh niên, một số quy định của Luật đã bộc lộ những hạn chế, bất cập, chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu của thực tiễn dẫn đến những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện. Nhiều nội dung cần được sửa đổi, bổ sung để thể chế hóa quan điểm, đường lối chủ trương của Đảng đã được quy định trong các Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng các khóa, đặc biệt là Hội nghị Trung ương 7 khóa X đã ban hành Nghị quyết số 25- NQ/TW ngày 25/7/2008 "về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá" đã đề ra nhiệm vụ cần nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Luật thanh niên năm 2005 cho phù hợp với tình hình mới. Đây cũng là nhu cầu thực tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập, phát triển kinh tế - xã hội, phát huy nguồn nhân lực của đất nước, cần có các chính sách mới để thúc đẩy sức mạnh của thanh niên, góp phần xây dựng, bảo vệ tổ quốc và phát triển kinh tế đất nước.

Những bất cập, hạn chế của Luật sau hơn 10 năm thực hiện Luật Thanh niên được xác định như sau:

41 - Một là, một số quy định của Luật khó áp dụng, thiếu đồng bộ với các - Một là, một số quy định của Luật khó áp dụng, thiếu đồng bộ với các chính sách khác, vì sau hơn 10 năm hệ thống pháp luật chuyên ngành đã được sửa đổi, bổ sung khá nhiều, tác động trực tiếp đến các chính sách dành cho thanh niên đặc biệt là sau khi Quốc hội thông qua Hiến pháp năm 2013.

- Hai là, thiếu nguồn lực thực hiện Luật. Mặt khác, do thiếu công cụ đo lường, thống kê nên chưa phân biệt được nguồn lực đầu tư cho thanh niên với nguồn lực đầu tư vào các lĩnh vực khác của các bộ, ngành và địa phương.

- Ba là, thiếu cơ chế điều phối trong việc thực hiện các chính sách quy định trong Luật, thiếu sự gắn kết hữu cơ giữa cơ quan xây dựng chính sách và cơ quan thực thi chính sách. Tính pháp chế trong thi hành Luật còn nhiều hạn chế, làm giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về thanh niên; công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với thanh niên còn bị xem nhẹ, dẫn đến tình trạng cơ quan, tổ chức, đơn vị triển khai thực hiện tốt cũng không được đánh giá, ghi nhận và ngược lại không làm cũng không bị xử lý.

- Bốn là, chưa có cơ chế tạo điều kiện, khuyến khích và bảo đảm sự tham gia của thanh niên trong quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến thanh niên, do đó thanh niên chưa phát huy và thực hiện đầy đủ các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc tham gia xây dựng chính sách, pháp luật cho chính thanh niên.

- Năm là, bối cảnh kinh tế - xã hội của đất nước và nhu cầu của thanh niên đã có nhiều thay đổi so với thời điểm thông qua Luật năm 2005, xuất hiện những vấn đề mới có liên quan đến thanh niên cần được giải quyết.

- Sáu là, trước yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, các chính sách, pháp luật đối với thanh niên cần phải đổi mới, hoàn thiện để phù hợp với sự phát triển của thanh niên.

2. Mục tiêu xây dựng chính sách

2.1. Mục tiêu chung

Việc ban hành Luật Thanh niên (sửa đổi) nhằm tiếp tục hoàn thiện và đổi mới cơ sở pháp lý để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về thanh niên, xác định rõ quyền và nghĩa vụ của thanh niên, bảo đảm trách nhiệm của Nhà nước cũng như trách nhiệm của gia đình, nhà trường, xã hội và các tổ chức của thanh niên trong thực hiện chính sách, pháp luật để thanh niên được tu dưỡng, rèn luyện, lập thân, lập nghiệp, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

2.2. Mục tiêu cụ thể

Một phần của tài liệu Du-thao-Luat-Thanh-nien-(sua-doi-24-9-2019) (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)