II. Ý KIẾN THẨM ĐỊNH TỪNG NỘI DUNG
5. Một số vấn đề cụ thể
37 hiện hành lang pháp lý để hỗ trợ, phát triển hoạt động này còn chưa đầy đủ,
hiện hành lang pháp lý để hỗ trợ, phát triển hoạt động này còn chưa đầy đủ, hoàn thiện, bởi vậy, việc bổ sung quy định về vấn đề này vào dự thảo Luật là cần thiết. Do đó, cơ quan chủ trì soạn thảo cần nghiên cứu kỹ các vấn đề liên quan tới khởi nghiệp sáng tạo, xác định rõ các vấn đề pháp lý liên quan trực tiếp tới hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp cần quy định trong dự thảo Luật để khuyến khích, thúc đẩy phong trào thanh niên khởi nghiệp trong các lĩnh vực, khu vực. Các chính sách hỗ trợ cần bổ sung thêm như hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp về cơ sở nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản phẩm khởi nghiệp để tăng giá trị và sức cạnh tranh, hỗ trợ việc thu hút đầu tư, tiếp cận thị trường vốn, thị trường công nghệ, thị trường tiêu thụ đối với các sản phẩm khởi nghiệp để mở rộng thị trường trong và ngoài nước…
Ngoài ra, cũng cần bổ sung chính sách khuyến khích, hỗ trợ thanh niên tự tạo lập việc làm cho mình và cho xã hội, tạo điều kiện để thanh niên làm kinh tế và giúp nhau làm kinh tế, trong đó chú trọng chính sách hỗ trợ các nguồn vốn và tư vấn việc xây dựng, quảng bá thương hiệu, tiêu thụ sản phẩm; đào tạo, bồi dưỡng kiến thức kinh doanh cho các nhà quản lý trẻ, những thanh niên có ý chí, hoài bão làm giàu chính đáng.
+ Về chính sách đối với thanh niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi (Điều 35): đây là nhóm thanh niên vừa bước qua độ tuổi trẻ em và chuẩn bị trở thành người trưởng thành, do đó, cần có những chính sách, biện pháp chăm sóc, bảo vệ phù hợp với tâm sinh lý của lứa tuổi. Tuy nhiên, quy định tại dự thảo Luật về cơ bản là các chính sách chung dành cho mọi đối tượng thanh niên mà không chỉ dành riêng cho thanh niên trong độ tuổi từ đủ 16 đến dưới 18. Do đó, để phù hợp với đặc thù của thanh niên ở độ tuổi này so với thanh niên nói chung, đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu, làm rõ những vấn đề đặt ra cho riêng nhóm đối tượng này, trên cơ sở đó xác định các chính sách, biện pháp nhằm giáo dục, chăm sóc, bồi dưỡng, định hướng để nhóm thanh niên này trưởng thành và phát triển đúng mục tiêu, định hướng.
+ Về chính sách đối với thanh niên dân tộc thiểu số (Điều 36): đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo rà soát quy định tại Điều 36 để tránh trùng lắp, chồng chéo với quy định tại Điều 35, đồng thời, một số chính sách như tuyển dụng thẳng không qua thi tuyển vào công chức đối với đối tượng cử tuyển có liên quan tới quy định về tuyển dụng công chức, viên chức trong Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức; chính sách miễn giảm học phí, cấp học bổng cho đối tượng theo học các chương trình đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ, được hưởng trợ cấp xã hội khi học nghề liên quan tới các quy định của Luật giáo dục, Luật Dạy nghề… Do đó, đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo rà soát các quy định tại các luật có liên quan để bảo đảm các chính sách tại dự thảo Luật phù hợp với đối tượng và không chồng chéo, mâu thuẫn với các quy định trong các luật có liên quan.