II. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CHÍNH SÁCH 1 Xác định các vấn đề chính sách
3. Chính sách 3: Hoàn thiện các quy định về chính sách đối với thanh niên, gồm các chính sách về hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp; đối với thanh
54Tác động trực tiếp đến cá nhân các thanh niên là người dân tộc thiểu số; thanh
Tác động trực tiếp đến cá nhân các thanh niên là người dân tộc thiểu số; thanh niên xung phong; thanh niên tình nguyện; thanh niên khuyết tật; thanh niên nhiễm HIV/AIDS, thanh niên sau cai nghiện ma túy, sau cải tạo; thanh niên làm việc trong các khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghiệp giúp họ nâng cao khả năng nhận thức về chính sách của Nhà nước tạo điều kiện để ưu đãi họ. Từ đó, nâng cao cơ hội tìm kiếm việc làm, tiếp cận giáo dục, an sinh và các giá trị xã hội khác.
c) Tác động về giới: Quy định về các chính sách cụ thể trong dự kiến của Luật Thanh niên (sửa đổi), có tác động lớn đến việc giảm thiểu tối đa việc kỳ thị, phân biệt giới và phân biệt dân tộc, vùng miền. Bởi đối với các đối tượng thanh niên đã từng nhiễm HIV/AIDS, thanh niên sau cai nghiện ma túy, sau cải tạo hoặc thanh niên khuyết tật, họ đều có mặc cảm nhất định về thân phận của mình. Xã hội cần có nhìn nhận tích cực đối với các đối tượng này để họ dễ tái hòa nhập cộng đồng và có công ăn việc làm, thu nhập ổn định như các thanh niên khác trong xã hội. Đây cũng chính là quyền của thanh niên cần được hưởng trong xã hội hiện đại, văn minh.
Đối với thanh niên làm việc tại các khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghiệp, sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc sinh hoạt cộng đồng, tiếp xúc với thông tin bên ngoài, hưởng các phúc lợi xã hội về chăm sóc thanh niên, do đó, khi dự thảo Luật đưa ra các chính sách đối với thanh niên làm việc trong các khu chế xuất, khu công nghiệp có tác động tích cực cho quyền của thanh niên, được hưởng các ưu đãi, phúc lợi xã hội thiết thực như được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ chăm sóc sinh sản, sức khỏe tình dục; các chương trình ưu đãi, chính sách an sinh xã hội, dịch vụ công.
d) Tác động về thủ tục hành chính: Trường hợp dự án Luật được thông qua với các điều khoản quy định cụ thể về chính sách đối với thanh niên, có phát sinh thủ tục hành chính là: Thanh niên dân tộc thiểu số được Nhà nước bảo đảm quyền được học tập và tiếp cận thông tin. Ưu tiên trong học nghề, giải quyết việc làm và cho vay vốn phát triển sản xuất, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống.
Đối với thủ tục hành chính này có ý nghĩa lớn trong việc giúp thanh niên tiếp cận vốn vay, có những ưu đãi nhất định để họ có điều kiện phát triển bản thân, vươn lên làm giàu và có đóng góp lớn cho xã hội. Thủ tục hành chính này đã có đánh giá tác động (kèm theo hồ sơ dự thảo Luật thanh niên (sửa đổi)).
đ) Tác động đối với hệ thống pháp luật: Chính phủ quy định chi tiết các nội dung này.
4.5. Kiến nghị giải pháp lựa chọn
Qua đánh giá và so sánh tác động của các giải pháp thì phương án 2 có nhiều tác động tích cực hơn. Vì vậy, kiến nghị lựa chọn phương án 2: Sửa đổi, bổ sung, tách bạch các chính sách của nhà nước về về các đối tượng thanh niên như: Thanh niên dân tộc thiểu số; thanh niên xung phong; thanh niên tình nguyện; thanh niên khuyết tật; thanh niên nhiễm HIV/AIDS, thanh niên sau cai nghiện ma túy, sau cải tạo; thanh niên làm việc trong các khu chế xuất, khu công nghiệp.
55