II. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CHÍNH SÁCH 1 Xác định các vấn đề chính sách
1. Chính sách 1: Quy định về tháng thanh niên, đối thoại với thanh niên, nguồn lực bảo đảm thực hiện chính sách phát triển thanh niên.
niên, nguồn lực bảo đảm thực hiện chính sách phát triển thanh niên.
1.1.Vấn đề bất cập
- Năm 2003, Đảng và Nhà nước đã lấy tháng 3 hàng năm là Tháng Thanh niên. Trong tháng 3, cả nước có nhiều hoạt động tích cực nhằm phát huy vai trò xung kích, tình nguyện của thanh niên trong việc tham gia phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tuy nhiên, vấn đề này chưa được quy định tại văn bản Luật, gây khó khăn trong việc có căn cứ cụ thể để phát động phong trào rộng lớn về thanh niên, đồng thời huy động nguồn lực của xã hội nhằm chăm lo, giáo dục, bồi dưỡng và phát huy thanh niên với tư cách là lực lượng xã hội hùng hậu, xung kích, đi đầu trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
- Thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 25/7/2008 của Hội nghị Trung ương 7 khoá X và Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2015 của Ban Bí thư "Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015 - 2020”, hàng năm Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và lãnh đạo một số bộ, ngành đã tổ chức gặp gỡ, đối thoại với thanh niên để giải đáp và tháo gỡ các vấn đề khó khăn, vướng mắc của thanh niên. Thực tế, cần cụ thể hóa Nghị quyết của Đảng bằng các quy phạm để các bộ, ngành ở Trung ương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có căn cứ để thực hiện.
- Theo báo cáo của các bộ, ngành và địa phương, nguồn lực thực hiện chiến lược, chương trình, mục tiêu phát triển thanh niên chưa được bảo đảm so với yêu cầu đặt ra. Nhiều địa phương không có nguồn kinh phí để bố trí cho việc thực hiện chính sách phát triển thanh niên. Kinh phí dành cho hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các cấp còn hạn hẹp. Do đó, các bộ, ngành và địa phương đều có chung kiến nghị và đề xuất với Quốc hội cần bổ sung quy định về nguồn lực để thực hiện chính sách phát triển thanh niên khi sửa đổi Luật.
44
Nguyên nhân là do:
Trong Luật thanh niên hiện hành chưa quy định về các nội dung nêu trên.
1.2. Mục tiêu giải quyết vấn đề
- Mục tiêu tổng quát: Tăng cường vai trò của nhà nước trong việc điều tiết nguồn lực dành cho sự phát triển của thanh niên, huy động nguồn lực của xã hội dành chăm lo, bồi dưỡng phát huy năng lực, sức trẻ của thanh niên.
- Mục tiêu cụ thể: Giải quyết những bất cập, khó khăn khi chưa có quy phạm điều chỉnh về huy động nguồn lực cho phát triển thanh niên. Quy định tại Luật về tháng thanh niên để cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có điều kiện, căn cứ tổ chức các chương trình hành động vì thanh niên.
1.3. Các giải pháp đề xuất để giải quyết vấn đề
Có 2 Phương án để giải quyết vấn đề bất cập:
Phương án 1: Giữ nguyên như hiện nay không đưa vào dự thảo Luật. Phương án 2: Quy định cụ thể về tháng thanh niên, đối thoại với thanh niên, về nguồn lực để thực hiện chính sách phát triển thanh niên.
1.4. Đánh giá tác động của các giải pháp đối với đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách và các đối tượng khác có liên quan động trực tiếp của chính sách và các đối tượng khác có liên quan
1.4.1. Tác động của phương án 1
Nếu giữ nguyên như các quy định hiện nay thì các vấn đề tồn tại, bất cập như đã nêu ở trên sẽ không được giải quyết.
1.4.2. Tác động của phương án 2
a) Tác động về kinh tế - Tác động tích cực:
+ Tác động đối với Nhà nước:
Việc quy định tháng thanh niên, đối thoại với thanh niên và các nguồn lực khác nhau được huy động để thực hiện chính sách chăm lo cho sự phát triển của thanh niên có tác động tích cực đến nhà nước, nhất là trong công tác quản lý đối tượng là thanh niên.
Đối với chính sách đối thoại với thanh niên thể hiện sự cởi mở của người đứng đầu cơ quan hành pháp, cơ quan tổ chức đơn vị khi tiếp xúc với thanh niên, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của thanh niên và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho thanh niên.
Khi có quy định rõ về nguồn lực, dự kiến nguồn lực từ ngân sách nhà nước và nguồn lực xã hội hóa, mở ra điều kiện, cơ hội cho các cá nhân, tổ chức mong muốn đóng góp cho xã hội, với mục tiêu đầu tư cho thanh niên để lập nghiệp, làm giàu, tìm kiếm việc làm, hỗ trợ phát triển nghề nghiệp cho thanh niên. Việc huy động nhiều nguồn lực khác nhau từ xã hội là chủ trương lớn, nhằm giảm tải
45 bớt gánh nặng từ ngân sách của nhà nước, đồng thời trao cơ hội cho nhiều tổ bớt gánh nặng từ ngân sách của nhà nước, đồng thời trao cơ hội cho nhiều tổ chức, cá nhân đóng góp công sức cho cộng đồng.
Đối với người dân và doanh nghiệp: Cá nhân hoặc doanh nghiệp cũng có thể có nhiều cơ hội để ủng hộ sự phát triển của thanh niên, tạo công ăn, việc làm cho thanh niên, hỗ trợ thanh niên phát triển trên mọi lĩnh vực, dựa trên khả năng của thanh niên.
+ Tác động tiêu cực: Không rõ ràng. b) Tác động về xã hội:
- Đối với cơ quan nhà nước: + Tác động tích cực:
Việc quy định tháng thanh niên là cơ sở pháp lý quan trọng để cơ quan quản lý nhà nước về thanh niên có những chỉ đạo thích hợp, nhằm phát huy các phong trào thiết thực, bổ ích cho thanh niên và các đối tượng khác trong xã hội thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của thanh niên. Đồng thời, đây cũng là ghi nhận của xã hội đối với vai trò, vị trí của thanh niên trong cộng đồng.
Quy định thêm các nguồn lực để phát triển thanh niên, có tác động tích cực đến cơ quan quản lý nhà nước, giảm tải gánh nặng chi phí ngân sách cho các hoạt động, hỗ trợ thanh niên, có căn cứ để huy động các nguồn lực hợp pháp khác dành cho đối tượng thanh niên, khuyến khích, thúc đẩy thanh niên có cơ hội, điều kiện phát triển, phát huy thế mạnh tối đa, sức trẻ, khỏe, tinh thần nhiệt huyết của thanh niên trong lập nghiệp, lập thân và xây dựng, bảo vệ tổ quốc
+ Tác động tiêu cực: Không có. - Đối với người dân:
Giải pháp này sẽ tác động gián tiếp đến người dân theo hướng tích cực thông qua việc người dân sẽ được thụ hưởng từ các phong trào của thanh niên, thanh niên tình nguyện như: Các phong trào của thanh niên giúp đỡ người già, người neo đơn; Thanh niên giúp đỡ bà con vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; thanh niên giúp đỡ trẻ em nghèo vượt khó…Chính sách của nhà nước về huy động các nguồn lực khác nhau dành cho thanh niên sẽ thúc đẩy các chương trình thiện nguyện của thanh niên có hiệu quả tích cực, có tính lan tỏa trong cộng đồng.
- Đối với tổ chức:
Tăng tính chủ động của các tổ chức, cá nhân trong sử dụng huy động các nguồn vốn, phúc lợi để chú trọng đầu tư cho phát triển thanh niên.
c) Tác động về giới: Không có
d) Tác động về thủ tục hành chính: Không có.
46 Qua đánh giá và so sánh tác động của các giải pháp thì phương án 2 có Qua đánh giá và so sánh tác động của các giải pháp thì phương án 2 có nhiều tác động tích cực hơn và có tính khả thi hơn. Do đó, đề nghị lựa chọn giải pháp: quy định về tháng thanh niên và nguồn lực bảo đảm thực hiện chính sách phát triển thanh niên