II. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CHÍNH SÁCH 1 Xác định các vấn đề chính sách
2. Chính sách 2: Hoàn thiện các quy định rõ quyền và nghĩa vụ của thanh niên trong các lĩnh vực của đời sống xã hội như: học tập; trong lao
thanh niên trong các lĩnh vực của đời sống xã hội như: học tập; trong lao động, khởi nghiệp; trong bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe; trong hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục thể thao; trong bảo vệ Tổ quốc; trong hoạt động khoa học, công nghệ và bảo vệ tài nguyên, môi trường; trong hôn nhân và gia đình
2.1. Vấn đề bất cập
Tại Luật Thanh niên năm 2005, có dành Điều 3 quy định nguyên tắc chung về quyền, nghĩa vụ của thanh niên, theo đó: “1. Thanh niên có các quyền, nghĩa vụ của công dân theo quy định của Hiến pháp, pháp luật và các quyền, nghĩa vụ theo quy định của Luật này. 2. Thanh niên không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp đều được tôn trọng và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ”. Và Chương 2, từ điều 9 - điều 16 quy định về quyền và nghĩa vụ của thanh niên. Tại chương này, các quy định về quyền và nghĩa vụ trong từng lĩnh vực được quy định song hành với nhau, quyền không tách rời khỏi nghĩa vụ và ngược lại.
Qua quá trình thực thi luật, cho thấy, việc quy định về quyền và nghĩa vụ của thanh niên được xác định rời rạc, chưa đảm bảo tính liên kết và xuyên suốt trong các điều, khoản của Luật, dẫn đến khó xác định đâu là quyền và đâu là nghĩa vụ của thanh niên đối với các vấn đề liên quan đến học tập, bảo vệ tổ quốc, lao động, sức khỏe, việc làm, hôn nhân, gia đình. điều này làm cho khó khăn khi xác định chế tài, đồng thời khó hướng dẫn thanh niên thực hiện các quyền và nghĩa vụ.
2.2. Mục tiêu giải quyết vấn đề
a) Mục tiêu tổng quát:
Hoàn thiện các quy định rõ quyền và nghĩa vụ của thanh niên trong các lĩnh vực của đời sống xã hội như: học tập; trong lao động, khởi nghiệp; trong bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe; trong hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục thể thao; trong bảo vệ Tổ quốc; trong hoạt động khoa học, công nghệ và bảo vệ tài nguyên, môi trường; trong hôn nhân và gia đình
b) Mục tiêu cụ thể: Quy định rõ trong từng lĩnh vực, quyền và nghĩa vụ đi liền nhau, thể hiện nguyên tắc song hành quyền đi đôi với nghĩa vụ. Việc quy định rõ các quyền và nghĩa vụ trên lĩnh vực như: Học tập, lao động, khởi nghiệp bảo vệ chăm sóc sức khỏe, bảo vệ tổ quốc, hoạt động khoa học và công nghệ, thể hiện sự minh bạch, rõ ràng, dễ áp dụng, thực hiện trên thực tế đối với thanh niên.
47 Có 3 phương án để giải quyết vấn đề bất cập: Có 3 phương án để giải quyết vấn đề bất cập:
Phương án 1: Giữ nguyên như hiện hành
Phương án 2: Quy định nguyên tắc chung về quyền và nghĩa vụ của thanh
niên và việc làm rõ các quyền, nghĩa vụ của thanh niên được điều chỉnh tại các luật chuyên ngành khác.
Phương án 3: Quy định rõ quyền và nghĩa vụ của thanh niên trên các lĩnh
vực cụ thể như: học tập; trong lao động và khởi nghiệp; trong bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe; trong hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục thể thao; trong bảo vệ Tổ quốc; trong hoạt động khoa học, công nghệ và bảo vệ tài nguyên, môi trường; trong hôn nhân và gia đình.
2.4. Đánh giá tác động của các giải pháp đối với đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách và các đối tượng khác có liên quan động trực tiếp của chính sách và các đối tượng khác có liên quan
2.4.1. Tác động của Phương án 1: Giải pháp này có nhiều tác động tiêu cực và không giải quyết được vấn đề bất cập nêu trên. cực và không giải quyết được vấn đề bất cập nêu trên.
2.4.2. Tác động của Phương án 2:
a) Tác động về kinh tế: - Tác động tích cực:
+ Đối với cơ quan nhà nước: Chỉ quy định nguyên tắc chung về quyền và nghĩa vụ của thanh niên, các nội dung khác về quyền, nghĩa vụ được quy định tại Luật chuyên ngành, có tác động tích cực ở mức độ thấp. Do các quy định về quyền, nghĩa vụ của thanh niên nằm rải rác, khó khăn khi triển khai trên thực tế để thanh niên thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ và sử dụng quyền của mình.
+ Đối với người đối tượng chính là thanh niên: Khó xác định và nhận dạng được quyền, nghĩa vụ khi các quy định này nằm rải rác ở các luật khác nhau. Và việc các Luật quy định về quyền, nghĩa vụ của thanh niên cần có thời gian khi tiến hành sửa đổi, bổ sung Luật, dẫn đến không đảm bảo tính đồng bộ, khả thi để thanh niên thực hiện nghĩa vụ và sử dụng quyền trên thực tế, dẫn đến hiệu quả điều chỉnh của Luật thấp.
- Tác động tiêu cực: Việc chỉ quy định nguyên tắc chung mà không làm rõ quyền, nghĩa vụ trên các mặt khác nhau của đời sống xã hội dẫn đến tiêu cực trong quản lý nhà nước và đối tượng là thanh niên tương đối lớn. Do không xác định rõ quyền, nên có thể thanh niên lạm quyền hoặc sử dụng quyền của thanh niên không đúng quy định, hoặc có thể thoái thác, trốn tránh nghĩa vụ, trong trường hợp không được quy định hoặc quy định rải rác ở các văn bản Luật khác.
b) Tác động về xã hội
- Đối với cơ quan nhà nước:
+ Quy định nguyên tắc quyền, nghĩa vụ chung chung sẽ dẫn đến khó khăn cho cơ quan quản lý nhà nước về thanh niên trong triển khai thực hiện các chính sách về thanh niên.
48 - Đối với người dân và doanh nghiệp: Người dân và doanh nghiệp sẽ không - Đối với người dân và doanh nghiệp: Người dân và doanh nghiệp sẽ không xác định được rõ đâu là quyền của thanh niên và đâu là nghĩa vụ của thanh niên để có hành động thiết thực giúp đỡ, hỗ trợ thanh niên phát triển.
c) Tác động về giới: Không có
d) Tác động về thủ tục hành chính: Không làm phát sinh thêm thủ tục hành chính.
đ) Tác động đối với hệ thống pháp luật: Các bộ, ngành, địa phương sẽ phải ban hành quy định về quyền, nghĩa vụ của thanh niên trên các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ, ngành, địa phương.
2.4.3. Tác động của Phương án 3:
a) Tác động về kinh tế: - Tác động tích cực:
+ Đối với cơ quan nhà nước: Việc tiến hành quy định rõ quyền của thanh niên và nghĩa vụ của thanh niên trên các lĩnh vực như: học tập; trong lao động, khởi nghiệp; trong bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe; trong hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục thể thao; trong bảo vệ Tổ quốc; trong hoạt động khoa học, công nghệ và bảo vệ tài nguyên, môi trường; trong hôn nhân và gia đình tạo điều kiện cho các Bộ, ngành, địa phương có căn cứ cụ thể để triển khai thực hiện, giảm chi phí cho công tác xây dựng văn bản quy định quyền, nghĩa vụ của thanh niên trong các văn bản luật chuyên ngành.
+ Đối với người dân, doanh nghiệp: Cơ bản không có tác động trực tiếp nhưng sẽ được lợi từ việc quy định rõ quyền, nghĩa vụ của thanh niên trên từng mảng, lĩnh vực của đời sống xã hội, từ đó có hành động thiết thực hỗ trợ phát triển thanh niên nói chung.
b) Tác động tiêu cực: Không có c) Tác động về giới: Không có
d) Tác động về thủ tục hành chính: Không làm phát sinh thêm thủ tục hành chính.
đ) Tác động đối với hệ thống pháp luật: Không làm phát sinh thêm về các nhiệm vụ mới khi các Luật chuyên ngành được sửa đổi, bổ sung, do các quyền, nghĩa vụ của thanh niên đã được điều chỉnh rõ ràng, minh bạch, cụ thể tại Luật thanh niên sửa đổi
2.5. Kiến nghị giải pháp lựa chọn
Qua đánh giá và so sánh tác động của các giải pháp thì phương án 3 có nhiều tác động tích cực hơn cả. Do đó, đề nghị lựa chọn giải pháp: Quy định rõ quyền và nghĩa vụ của thanh niên trên các lĩnh vực cụ thể như: học tập; trong lao động, khởi nghiệp; trong bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe; trong hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thể dục thể thao; trong bảo vệ Tổ quốc; trong hoạt động khoa học, công nghệ và bảo vệ tài nguyên, môi trường; trong hôn nhân và gia đình.
49