Kết quả kinh doanh của Agribank Chi nhánh huyện Quế Võ Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng tại Agribank Chi nhánh huyện Quế Võ Bắc Ninh (Trang 49 - 75)

Ninh trong những năm gần đây

Sau 20 năm thực hiện công nghiệp hóa- hiện đại hóa kinh tế xã hội huyện Quế Võ đã không ngừng phát triển, góp phần cải thiện thu nhập và đời sống nhân dân, tỉ lệ tích luỹ và đầu tư tăng, do đó ngân hàng gặp thuận lợi trên cả 2 lĩnh vực huy động vốn và cho vay vốn.

a. Về hoạt động huy động vốn

Hoạt động của NH là đi vay để cho vay, nên nguồn vốn là yếu tố có tính chất quyết định trong kinh doanh của các NHTM. Chính vì vậy, trong những năm qua

Agribank Chi nhánh Quế Võ Bắc Ninh đã xác định huy động vốn là tiền đề để thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và do vậy chi nhánh đã đưa ra nhiều hình thức huy động các nguồn vốn trong dân cư và đạt được những kết quả khả quan.

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu về huy động vốn giai đoạn năm 2014 - 2016.

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Cơ cấu Nguồn vốn theo đồng tiền

- Nội tệ 608.020 791.657 1.016.502

Tỷ trọng (%) 89.7% 93.35% 95.02%

- Ngoại tệ quy đổi 69.714 56.468 53.237

Tỷ trọng (%) 10.3% 6.65% 4.98%

Cơ cấu Nguồn vốn theo thời hạn

- Không kỳ hạn 82.429 45.742 65.826 Tỷ trọng (%) 12.2% 5.4% 6.2% - Có kỳ hạn dưới 12 tháng 584.874 762.163 934.301 Tỷ trọng (%) 86.3% 89.9% 87.3% - Có kỳ hạn trên 12 tháng 10.431 40.220 69.612 Tỷ trọng (%) 1.5% 4.7% 6.5%

Cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng KH

-Tổ chức kinh tế 99.714 56.468 73.237

Tỷ trọng (%) 14.7% 6.7% 6.8%

- Dân cư 578.020 791.657 996.502

Tỷ trọng (%) 85.3% 93.3% 93.2%

Tổng NVHĐ 677.734 848.125 1.069.739

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động KD năm 2014-2016, Agribank Chi nhánh Quế Võ) Nhận xét:

- Nguồn vốn VND luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn vốn (trên 89%) và có xu hướng tăng lên qua các năm còn tỷ trọng nguồn vốn ngoại tệ quy đổi giảm nhiều chiếm tỷ trọng nhỏ hơn do nhu cầu người dân nghĩ rằng gửi bằng nội tệ thì độ rủi ro thấp hơn và đỡ rườm rà trong việc quy đổi. Trong giai đoạn những năm trước năm 2014 do đồng VNĐ không ổn định về tỷ giá, lãi suất đồng ngoại tệ cao dẫn đến KH gửi tiền bằng ngoại tệ tăng. Nhưng từ năm 2014 trở lại đây do lãi suất

USD được điều chỉnh khiến lãi suất USD được điều chỉnh về 0, chính vì thế gửi tiền tiết kiệm bằng ngoại tệ có xu hướng giảm vào các năm.

- Trong những năm gần đây lãi suất thường xuyên biến động theo hướng tăng lên, người gửi tiền có xu hướng chuyển từ các kỳ hạn dài sang các kỳ hạn ngắn để tận dụng cơ hội kiếm lợi từ lãi suất tăng cao. Ngân hàng đã thu hút được lượng lớn tiền gửi có kỳ hạn đến 12 tháng (gần 90%).

- Trong cơ cấu huy động vốn của Agribank Chi nhánh huyện Quế Võ Bắc Ninh chủ yếu vẫn là tiền gửi của dân cư (luôn chiếm từ 85,3%- 93,3%). Trong khi đó đặc trưng của khoản tiền gửi này là rất nhạy cảm với lãi suất, tỷ giá, thu nhập, chu kỳ chi tiêu và nhiều nhân tố khác. Lãi suất cao thì kích thích các tổ chức và dân cư gửi tiền nhiều. Các yếu tố khác như địa điểm ngân hàng, mạng lưới chi nhánh và quầy tiết kiệm, các loại hình huy động, các dịch vụ đa dạng… cũng ảnh hưởng trực tiếp tới qui mô và cấu trúc của nguồn tiền.

Như vậy trong kế hoạch huy động vốn Chi nhánh phải luôn định hướng thay đổi cơ cấu nguồn vốn theo hướng ngày càng hợp lý và tích cực hơn, để phù hợp với đặc điểm kinh doanh của ngân hàng đồng thời nâng cao tỷ trọng tiền gửi doanh nghiệp và có kỳ hạn trên tổng số vốn huy động thông qua việc đa dạng trong phương thức nhận tiền gửi và thanh toán vì đây là nguồn vốn có chi phí rẻ, sẽ góp phần tăng thu dịch vụ và giảm lãi suất huy động bình quân đầu vào. Đồng thời nên duy trì chính sách huy động vốn với cá nhân để giữ vững tỷ trọng nguồn dân cư vì đó là nền khách hàng khá ổn định và gắn bó lâu dài với ngân hàng.

b. Hoạt động tín dụng – Cho vay

Nếu như huy động vốn là khâu có tính chất quyết định trong kinh doanh thì cho vay vốn lại là khâu quyết định hiệu quả trong kinh doanh của các NHTM. Do vậy, các NHTM luôn chú ý phối kết hợp nhịp nhàng giữa công tác huy động vốn và cho vay.

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác cho vay trong hoạt động tín dụng NH, trong những năm qua, Agribank Chi nhánh huyện Quế Võ Bắc Ninh luôn coi trọng công tác này. Chính vì vậy, công tác cho vay vốn tại chi nhánh ngày càng

được nâng cao cả về chất và lượng, đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu về dư nợ tín dụng giai đoạn năm 2014-2016

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Dư nợ Tỷ trọng (%) Dư nợ Tỷ trọng (%) Dư nợ Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ 597.752 100 651.711 100 725.786 100 1. Phân theo đồng tiền - Dư nợ nội tệ 596.731 89,8 651.711 100 725.786 100 - Dư nợ ngoại tệ 1.021 0,2 0 0 0 0

2. Phân theo thời hạn

- Dư nợ ngắn hạn 501.840 83,95 549.513 84,32 618.000 85,15

- Dư nợ trung dài

hạn 95.912 16,05 102.198 15,68 107.786 14,85

3. Phân theo TPKT

- Dư nợ DN ngoài

QD 261.400 43,73 279.502 42,89 322.000 44,37

- Dư nợ cho vay

HTX 1.596 0,26 1.600 0,25 4.800 0,66 - Dư nợ cá thể, hộ gia đình 334.756 56,01 370.609 56,86 398.986 54,97 Nợ xấu 2.787 5.756 1.247 Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ 0,47 0,88 0.17

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động KD năm 2014-2016, Agribank Chi nhánh Quế Võ)

Dư nợ cho vay tại Agribank Chi nhánh huyện Quế Võ Bắc Ninh tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước và ổn định. Việc tăng trưởng dư nợ tín dụng và tăng ổn định qua các năm một mặt phản ánh nhu cầu vốn tín dụng trên địa bàn tương đối lớn, mặt khác cũng phản ánh những nỗ lực của bản thân chi nhánh trong việc thực hiện chiến lược khách hàng.

Ngoài những nghiệp vụ truyền thống như huy động vốn và cho vay, Agribank Chi nhánh huyện Quế Võ Bắc Ninh đã triển khai nhiều các sản phẩm dịch vụ, thanh toán quốc tế đạt kết quả cao. Cụ thể như sau:

+ Doanh thu từ hoạt động kinh doanh mua ngoại tệ năm 2016 đạt 6.774 ngàn USD, bán ngoại tệ đạt 6.719 ngàn USD.

+ Chi trả kiều hối: Năm 2016 đạt 4.394 ngàn USD.

+ Phí dịch vụ về thanh toán quốc tế: năm 2016 đạt 321 triệu đồng.

d. Kết quả tài chính từ năm 2014 – 2016

Bảng 2.3: Kết quả tài chính giai đoạn 2014-2016

Đơn vị tính: triệu đồng

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2014 – 2016, Agribank Chi nhánh huyện Quế Võ)

Qua bảng số liệu trên cho thấy kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm qua của Agribank Chi nhánh huyện Quế Võ Bắc Ninh đã thu được kết quả tốt, hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch được Agribank Chi nhánh tỉnh Bắc Ninh giao, các chỉ tiêu cơ bản đó là nguồn vốn, dư nợ tăng trưởng liên tục hàng năm, tỷ lệ nợ xấu dưới mức quy định của Agribank, kết quả tài chính được đảm bảo đầy đủ theo quy định.

2.2.Thực trạng công tác xếp hạng tín dụng tại Agribank chi nhánh huyện Quế Võ

huyện Quế Võ

Căn cứ Quyết định 493/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005, quyết định 18/QĐ- NHNN ngày 25/4/2007 V/v ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động của TCTD. Trong đó tại khoản 1 điều 4 quy định: “Trong thời gian tối đa ba năm kể từ ngày quy định này có hiệu lực, TCTD phải xây dựng hệ thống XHTD nội bộ để hỗ trợ cho việc phân loại nợ, quản lý chất lượng phù hợp với phạm vị hoạt động, tình hình thực tế của TCTD”. Điều 7 quy định NHTM thực hiện phân loại nợ căn cứ theo kết quả xếp hạng khách hàng từ hệ thống XHTD nội bộ - dựa trên sự đánh giá tổng hợp về tình hình tài chính, phi tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh của khách hàng…

Căn cứ Quyết định 359/QĐ-HĐQT-XLRR ngày 30/3/2011 “V/v Phê duyệt kết quả xếp hạng tín dụng trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Agribank” của Hội đồng quản trị Agribank.

Căn cứ văn bản 5811/NHNN-TTGSNH ngày 27/7/2011 của Ngân hàng nhà nước Việt Nam “V/v Chấp thuận việc Ngân hàng Nông nghiệp được thực hiện phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng theo Điều 7 Quyết định 493 đối với khách hàng”

Căn cứ Quyết định 1680/QĐ-HĐTV-XLRR ngày 12/10/2011 của Hội đồng thành viên Agribank “V/v ban hành Hệ thống xếp hạng Tín dụng nội bộ của Agribank”

Ngày 18/10/2011 Tổng giám đốc Agribank đã ban hành Quyết định 1197/QĐ- NHNo-XLRR ngày 18/10/2011 “V/v Ban hành hướng dẫn sử dụng, vận hành chấm điểm xếp hạng khách hàng trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ Agribank”. Và sau hơn 2 năm thí điểm hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, ngày 31/3/2012 Agribank đã chính thức áp dụng hệ thống chấm điểm và XHTD để thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đối với khách hàng là doanh nghiệp.

2.2.2.Hệ thống xếp hạng tín dụng tại Agribank Chi nhánh huyện Quế Võ

a.Vai trò và mục đích của Hệ thống xếp hạng tín dụng

- Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Agribank là hệ thống chấm điểm và xếp hạng khách hàng.

- Chấm điểm khách hàng là việc chấm điểm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính của khách hàng theo bộ giá trị chuẩn cho mỗi loại khách hàng.

- Xếp hạng khách hàng là hạng của khách hàng đạt được dựa trên kết quả chấm điểm khách hàng.

Vai trò, mục đích của Hệ thống xếp hạng tín dụng

Vai trò của Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ trong quản lý rủi ro tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam được thể hiện rõ qua sơ đồ 2.2 trang sau.

Hệ thống XHTDNB được NHNo Việt Nam xây dựng nhằm mục đích:

▪ Phục vụ quản trị, điều hành của Trụ sở chính và các Chi nhánh

-Xây dựng mô hình hoạt động: Hoàn thiện mô hình quản lý tín dụng, phân công trong Ban điều hành, xác lập các Ban/Phòng chuyên môn, xác định mối quan hệ ngang dọc tại Trụ sở chính, Chi nhánh...

-Xây dựng, hoàn thiện quy chế hoạt động của các Ban/phòng.

-Xây dựng các chế tài xử lý.

▪ Phục vụ quản lý tín dụng toàn hệ thống

-Hệ thống sẽ trợ giúp NHNo&PTNT Việt Nam đánh giá chất lượng của toàn bộ danh mục tín dụng; xác định một cách hợp lý, chính xác tổn thất tín dụng theo từng dòng sản phẩm hoặc lĩnh vực hay ngành kinh tế; phân tích được rủi ro và lợi nhuận của các dòng sản phẩm. Đây là điều kiện quan trọng để phát triển chiến lược marketing nhằm hướng tới các khách hàng có ít rủi ro hơn để có thể xây dựng danh mục tín dụng có chất lượng cao.

SƠ ĐỒ 2.2: QUY TRÌNH XẾP HẠNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG NỘI BỘ

QUY TRÌNH XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ SỬ DỤNG KẾT QUẢ XẾP HẠNG

(4) Lập dự phòng Rủi ro Tín dụng:

Theo qui định của NHNN (Điều 7 QĐ 493)

Theo chuẩn mực quốc tế IAS 39

(2) Phục vụ Quản lý Tín dụng:

Xây dựng và giám sát chiến lược tín dụng.

Đánh giá hiệu quả của từng bộ phận (dạng sản phẩm) tín dụng Xây dựng qui trình tín dụng và chính sách khách hàng. Lập báo cáo tín dụng. (3) Phục vụ Quản lý bộ phận: Ra quyết định tín dụng. Kiểm soát rủi ro tín dụng. Cơ chế đánh giá khen thưởng đối với CBTD.

(1) Quản trị điều hành

Hoàn thiện mô hình quản lý tín dụng.

Xây dựng,hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của các Ban, phòng Kiểm tra, kiểm soát độc lập.

HỆ THỐNG XHTDNB Các nhân tố được xem xét: - Ngành kinh tế. - Loại hình doanh nghiệp. - Chỉ tiêu tài chính (theo quy mô DN). - Chỉ tiêu phi tài chính (Theo hình thức sở hữu) Cở sở xếp hạng: - Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá cho từng ngành kinh tế được xây dựng thống nhất - Các yếu tố khách quan. - Kinh nghiệm và kiến thức của người đánh giá. ĐÁNH GIÁ XẾP HẠN G BAN ĐẦU CHO QUÁ TRÌN H PHÊ DUYỆ T TÍN DỤNG XEM XÉT ĐÁNH GIÁ PHÊ DUYỆ T TÍN DỤNG Khách hàng (Danh mục) được xếp hạng Xem xét và đánh giá Hệ thống Xếp hạng Tín dụng Nội bộ Các thủ tục để bảo đảm HTXHTD

Kết quả XHTDNB được thường xuyên xem xét lại bởi chính cán bộ đánh giá để đánh giá quan hệ với khách

hàng.

Kết quả XHTDNB của từng khách hàng được thường xuyên xem xét và đánh giá lại bởi CBTD độc lập và

trưởng phòng Bộ phận tín dụng.

Kết quả XHTDNB của từng bộ phận tín dụngsẽ được xem xét định kỳ bởi Bộ phận kiểm tra độc lập trên cơ sở

-Các mức xếp hạng là cơ sở để NHNo&PTNT Việt Nam xây dựng các quy trình tín dụng và chính sách khách hàng (xác định lãi suất, thủ tục tín dụng….) đồng bộ, rõ ràng, hiệu quả và nhất quán trên toàn Hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam.

-Lập báo cáo tín dụng toàn nghành.

▪ Phục vụ quản lý tín dụng tại chi nhánh

-Ra quyết định tín dụng: Kết quả xếp hạng khách hàng được sử dụng làm môt trong các căn cứ quan trọng để đưa ra quyết định tín dụng. Đây là giai đoạn xem xét đánh giá rủi ro tín dụng từ các đơn xin vay để từ đó xác định hạn mức tín dụng, thời hạn, lãi suất, biện pháp BĐTV, phê duyệt hay không phê duyệt.

-Giám sát và đánh giá khách hàng tín dụng khi khoản tín dụng đang còn dư nợ; Hạng khách hàng cho phép chi nhánh lường trước những dấu hiệu cho thấy khoản vay đang có chất lượng xấu đi và có những biện pháp đối phó kịp thời.

-Kiểm soát rủi ro tín dụng: Kết quả xếp hạng góp phần đo lường được hợp lý mức độ rủi ro của danh mục tín dụng tại chi nhánh, do đó sẽ là cơ sở để kiểm soát rủi ro tín dụng đạt hiệu quả hơn.

-Góp phần xây dựng cơ chế đánh giá khen thưởng đối với cán bộ tín dụng chính xác hơn thông qua việc đánh giá quá trình sử dụng Hệ thống XHTDNB của cán bộ tín dụng tại chi nhánh.

▪ Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

-Hệ thống XHTDNB là căn cứ để phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định tại Điều 7 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nay là Điều 11 thông tư 02/2013/TT- NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có hiệu lực 01/6/2014.

-Hệ thống XHTDNB là công cụ để NHNo&PTNT Việt Nam thực hiện phân loại nợ (tài sản tín dụng) theo thông lệ quốc tế.

-Hệ thống XHTDNB cũng trợ giúp NHNo&PTNT Việt Nam tính toán trích lập dự phòng rủi ro, phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IAS 39).

b. Phạm vi, đối tượng áp dụng Hệ thống Xếp hạng tín dụng

- Phạm vi: Quy định này quy định việc hướng dẫn sử dụng, vận hành chấm điểm, xếp hạng khách hàng trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

- Đối tượng áp dụng:

+ Trụ sở chính, Sở Giao dịch, Chi nhánh, Phòng giao dịch thuộc hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng tại Agribank Chi nhánh huyện Quế Võ Bắc Ninh (Trang 49 - 75)