Các nhân tố bên ngoài ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng tại Agribank Chi nhánh huyện Quế Võ Bắc Ninh (Trang 42 - 46)

Trong khi các nhân tố bên trong ngân hàng thương mại thuộc về chủ quan của ngân hàng, ngân hàng có thể kiểm soát, giới hạn được thì các nhân tố bên ngoài là các nhân tố tác động mang tính khách quan, ảnh hưởng đến công tác xếp hạng tín dụng khách hàng. Các nhân tố bên ngoài có ảnh hưởng đến công tác xếp hạng tín dụng các khách hàng vay vốn tại ngân hàng thương mại bao gồm:

a- Quy định, chính sách của Nhà nước

-Quy định pháp luật về khách hàng và loại hình khách hàng:

Mỗi loại hình khách hàng có một đặc điểm riêng khác nhau. Chính vì vậy, các tiêu chuẩn xếp hạng tín dụng cũng có sự khác nhau giữa các loại hình khách hàng này. Nhìn chung, các quy định về khách hàng và loại hình khách hàng của Việt Nam ngày càng được quy định cụ thể, rõ ràng theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế, giúp việc phân loại khách hàng theo từng loại hình trở nên dễ dàng hơn.

- Quy định về phân ngành kinh tế và phân loại ngành nghề đối với các khách hàng hoạt động kinh doanh:

Phân ngành kinh tế và phân loại ngành nghề kinh doanh của khách hàng là cơ sở cho việc xác định quy mô doanh nghiệp và điều kiện phân tích, so sánh các chỉ

tiêu tài chính giữa các doanh nghiệp với nhau.

Tại Việt Nam hiện nay, theo Nghị định số 75/CP ngày 27/10/1993 của Chính phủ, ngành nghề kinh tế của Việt Nam được phân thành 20 ngành kinh tế cấp I. Căn cứ vào các ngành kinh tế cấp I, Tổng cục Thống kế có Quyết định số 143 TCKT/PPCĐ ngày 22/12/1993 quy định phân ngành chi tiết từ cấp I đến IV. Còn theo thông tư liên tịch Bộ Lao động- Thương binh xã hội và Bộ Tài chính số 17/1998/TTLT- BLĐTBXH-BTC ngày 31/12/1998 thì các ngành kinh tế của Việt Nam được chia thành 50 ngành kinh doanh để phân tích xếp hạng khách hàng. Các quy định về phân ngành kinh tế và phân loại ngành nghề của khách hàng như trên là cơ sở để mỗi ngân hàng phân chia nhóm ngành nghề khách hàng phù hợp với tình hình thực tế trong quá trình triển khai công tác xếp hạng tín dụng.

- Các quy định và hướng dẫn trực tiếp của nhà nước liên quan đến XHTD::

Các quy định và hướng dẫn này vừa là đòi hỏi bắt buộc của nhà nước đối với việc sử dụng xếp hạng tín dụng như một công cụ quản lý rủi ro tại các ngân hàng thương mại, vừa mang nội dung hỗ trợ về kỹ thuật đối với phân tích xếp hạng khách hàng vay vốn tại ngân hàng thương mại. Quyết định 493/2005/QĐ- NHNN ngày 22/04/2005 của Ngân hàng nhà nước có quy định trong vòng 03 năm kể từ khi quyết định có hiệu lực thì tổ chức tín dụng phải xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để hỗ trợ cho việc phân loại nợ, quản lý chất lượng tín dụng phù hợp với phạm vi hoạt động, tình hình thực tế của tổ chức tín dụng. Đối với khách hàng là doanh nghiệp, ngày 21/06/2006, Ngân hàng nhà nước mới có quyết định số 1253/QĐ- NHNN thay Quyết định 473/QĐ- NHNN ngày 28/04/2004- phê duyệt đề án phân tích, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp. Theo đó, Ngân hàng nhà nước cho phép Trung tâm Thông tin tín dụng thực hiện chính thức nghiệp vụ phân tích, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp nhằm mục đích tăng cường công tác quản lý rủi ro tín dụng trong hệ thống ngân hàng và đánh giá năng lực của các doanh nghiệp. Hiện nay CIC cũng cung cấp cả dịch vụ chấm điểm đối với khách hàng là cá nhân.

b-Chuẩn mực kế toán và công bố thông tin

thì kết quả đánh giá vẫn không thể thống nhất, nếu áp dụng các chuẩn mực kế toán khác nhau. Khách hàng đang áp dụng chuẩn mực kế toán quốc gia hay quốc tế? Nếu là chuẩn mực kế toán quốc gia thì mỗi quốc gia có một chuẩn mực kế toán riêng, nhằm đáp ứng yêu cầu khác nhau của người sử dụng báo cáo tài chính ở quốc gia đó. Ví dụ: phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho ở từng nước có sự khác nhau dẫn đến giá trị hàng tồn kho khác nhau, các chỉ tiêu tài chính liên quan đến hàng tồn kho khác nhau nên xếp hạng tín dụng khác nhau.

Hiện nay việc công bố thông tin đã được quy định đối với một số các đối tượng theo quy định, còn hầu hết các thông tin đều không được công bố; điều này cũng ảnh hưởng đến chất lượng của XHTD.

c- Nguồn thông tin về ngành nghề, thông tin tài chính của khách hàng

Mỗi ngành nghề kinh tế có một đặc điểm riêng, do đó các khách hàng hoạt động trong các ngành kinh tế khác nhau sẽ mang những đặc điểm khác nhau. Vì vậy các chỉ tiêu trung bình ngành có vai trò là kim chỉ nam cho các NHTM để xây dựng các bộ chỉ tiêu tương ứng cho các ngành kinh tế khác nhau.

Nguồn thông tin phục vụ công tác chấm điểm, xếp hạng khách hàng là nhân tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả phân tích và xếp hạng khách hàng vay vốn. Thông tin đầy đủ, kịp thời, công khai và minh bạch là điều kiện để phân tích và xếp hạng tín dụng khách hàng thuận lợi, chính xác và ngược lại.

Khi tiến hàng thu thập thông tin, người thực hiện xếp hạng vấp phải nhiều khó khăn từ phía khách hàng: thông tin không chính xác hoặc không đầy đủ. Đây cũng là một nguyên nhân làm cho công tác đánh giá, xếp hạng khách hàng gặp khó khăn.

Nếu như có quy định rõ ràng về chính sách, công khai thông tin hoạt động của khách hàng sẽ tạo điều kiện để người xếp hạng thu thập thông tin dễ dàng và chính xác hơn, nâng cao chất lượng nguồn thông tin từ đó nâng cao hiệu quả công tác XHTD.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Trong chương 1, luận văn đãluận giả lý luận về TDNH, vấn đề an toàn trong hoạt động TD cũng như hoạt động XHTD tại các NHTM. Rủi ro tín dụng luôn theo sát hoạt động tín dụng của mỗi NH. Do đó, việc thiết lập và hoàn thiện hệ thống XHTD là việc làm cần thiết và cấp bách tại các NHTM. Nối tiếp chương 1, luận văn sẽ trình bày và phân tích cụ thể thực trạng hoạt động XHTD tại Agribank Chi nhánh huyện Quế Võ Bắc Ninh trong chương sau.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH HUYỆN QUẾ VÕ BẮC NINH

2.1. Khái quát về Agribank chi nhánh huyện Quế Võ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng tại Agribank Chi nhánh huyện Quế Võ Bắc Ninh (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w