Nâng cao trí lực

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ VIÊN CHỨC NGHIỆP VỤ TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI THÀNH PHỐ HÀ NỘI. LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ NHÂN LỰC (Trang 29 - 31)

7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

1.2.2. Nâng cao trí lực

1.2.2.1. Nội dung

Trí lực chính là trình độ học vấn, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp và kinh nghiệm làm việc của viên chức nghiệp vụ.

Trình độ học vấn và kiến thức chuyên môn mà nguồn nhân lực có đƣợc chủ yếu thông qua đào tạo, có thể đƣợc đào tạo về ngành học hoặc chuyên ngành đó trƣớc khi đảm nhiệm công việc; đó là các cấp bậc học trung cấp, cao đẳng, đại học và trên đại học.

Trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề của viên chức nghiệp vụ là trình độ đƣợc đào tạo qua các trƣờng lớp có văn bằng chuyên môn phù hợp với yêu

cầu của công việc. Tuy nhiên, khi xem xét về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân lực cần phải lƣu ý đến sự phù hợp giữa chuyên môn đào tạo với yêu cầu thực tế của công việc tại đơn vị.

1.2.2.2. Các tiêu chí đánh giá về nâng cao trí lực.

- Trình độ học vấn: là tiêu chí về trí thức để viên chức có thể tiếp thu chuyên môn, nghiệp vụ, khoa học kỹ thuật. Trình độ học vấn của viên chức có đƣợc nhờ học tập ở các trƣờng phổ thông từ bậc tiểu học đến phổ thông trung học ở các trƣờng chính quy và các trƣờng ngoài công lập. Trình độ học vấn cũng có đƣợc khi viên chức tự học mà không qua trƣờng lớp.

Trình độ học vấn của viên chức đƣợc đánh giá theo các tiêu chí: trình độ văn hóa theo các bậc: Trung cấp, cao đẳng, đại học, cao học...; trình độ ngoại ngữ; tin học; trình độ trung cấp - chính trị và khả năng tiếp thu kiến thức trong quá trình đƣợc đào tạo.

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp: là kiến thức hiểu biết và làm đƣợc ở một nghề hoặc một chuyên môn, nghiệp vụ nào đó, nhƣ chuyên môn kế toán, ngân hàng, y dƣợc,…

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ có đƣợc thông qua học tập ở các trƣờng đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ (nhƣ các Trƣờng Đại học tài chính – kế toán, Lao động xã hội, Bách khoa, Kinh tế Quốc dân hoặc các trƣờng nghề theo các cấp dạy nghề (sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề).

Khi đánh giá trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của NNL trong cơ quan, tổ chức ngƣời ta thƣờng đánh giá theo tiêu chí phản ánh trình độ của NNL nhƣ:

 Số lƣợng cán bộ, viên chức đã qua đào tạo.

 Cơ cấu trình độ đƣợc đào tạo

 Cấp đào tạo,...

- Hoàn thiện kỹ năng làm việc:

Kỹ năng là năng lực hay khả năng chuyên biệt của một cá nhân về một hoặc nhiều khía cạnh nào đó đƣợc sử dụng để giải quyết tình huống hay công

việc nào đó phát sinh trong cuộc sống. Kỹ năng là việc vận dụng tri thức khoa học kỹ thuật vào công việc thực tiễn.

Thông thƣờng, kỹ năng đƣợc chia thành 2 loại: kỹ năng cứng (trí tuệ logic) và kỹ năng mềm (trí tuệ cảm xúc):

+ Kỹ năng cứng: hay còn gọi là kỹ năng chuyên môn là những kỹ năng có đƣợc do giáo dục, đào tạo từ nhà trƣờng và là kỹ năng mang tính nền tảng. Đó chính là khả năng học vấn, kinh nghiệm và sự thành thạo về chuyên môn.

+ Kỹ năng mềm: hay còn gọi là kỹ năng thực hành xã hội là thuật ngữ liên quan đến trí tuệ xúc cảm dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con ngƣời nhƣ: kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, thƣ giãn, vƣợt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới...

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ VIÊN CHỨC NGHIỆP VỤ TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI THÀNH PHỐ HÀ NỘI. LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ NHÂN LỰC (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)