Thực trạng các nhân tố ảnh hƣởng đến nâng cao chất lƣợng đội ngũ

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ VIÊN CHỨC NGHIỆP VỤ TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI THÀNH PHỐ HÀ NỘI. LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ NHÂN LỰC (Trang 94 - 98)

7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

2.4. Thực trạng các nhân tố ảnh hƣởng đến nâng cao chất lƣợng đội ngũ

THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.4.1. Các nhân tố bên trong

- Quan điểm của nhà lãnh đạo:

Căn cứ Nghị quyết số 28-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng Cộng sản Việt Nam khoá XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội đƣợc Tổng Bí thƣ Nguyễn Phú Trọng ký ban hành ngày 23/5/2018. Chƣơng trình hành động số 107-Ctr/BCSĐ ngày 16/08/2018 của Ban Cán sự Đảng BHXH Việt Nam về thực hiện Nghị quyết 28-NQ/TW. Ban lãnh đạo BHXH thành phố Hà Nội đã đề ra phƣơng hƣớng nhiệm vụ và quán triệt đến toàn thể cán bộ công chức, viên chức, lao động hợp đồng trên địa bàn thành phố thực hiện tốt các nhiệm vụ mà Đảng và Chính phủ giao phó. Đồng thời ban lãnh đạo cũng động viên, chăm lo đến đời sống tinh thần cho cán bộ viên chức, tạo mọi điều kiện tốt nhất để họ phát huy đƣợc năng lực của bản thân. Mặc dù vậy mỗi địa bàn lại có một đặc thù riêng do BHXH thành phố Hà Nội có đến 30 quận, huyện, thị xã dẫn đến việc triển khai thực hiện gặp tƣơng đối nhiều khó khăn vƣớng mắc.

- Mức độ ứng dụng công nghệ:

Những năm gần đây, nhờ chú trọng ứng dụng CNTT trong tất cả các khâu nghiệp vụ, giải quyết chế độ chính sách, BHXH TP Hà Nội đã phục vụ ngƣời dân, doanh nghiệp tốt hơn. Phần lớn các sáng kiến, thí điểm áp dụng tại đơn vị đều đƣợc BHXH Việt Nam nhân rộng tại BHXH các tỉnh, thành phố trên cả nƣớc.

Tuy nhiên, các phần mềm mới chỉ hỗ trợ đáp ứng đƣợc một phần nào đó khối lƣợng công việc cho các bộ công chức, viên chức. Trên thực tế thì đội ngũ viên chức nghiệp vụ vẫn phải mang hồ sơ về nhà để giải quyết. Nhiều hệ thống phần mềm hay bị lỗi hoặc quá tải do lƣợng phát sinh hồ sơ vào cuối tháng rất nhiều.

- Đặc thù lĩnh vực hoạt động:

Trong quan hệ BHXH, cơ quan BHXH không chỉ thuần túy là bên nhận (trách nhiệm thu) tiền đóng góp BHXH từ những ngƣời tham gia BHXH và có trách nhiệm thực hiện chi trả trợ cấp cho bên đƣợc BHXH khi có nhu cầu phát sinh. Bên cạnh đó cơ quan BHXH còn có trách nhiệm quản lý và đầu tƣ cho quỹ BHXH phát triển. Nhƣ vậy, đặc điểm của Ngành BHXH là có thu, có chi, có đầu tƣ nên việc quản lý, cân đối quỹ BHXH, BHYT đóng vai trò quan trọng góp phần vào sự phát triển của toàn Ngành và sự ổn định của xã hội.

Đối tƣợng mà Ngành BHXH phục vụ rất đa dạng về thành phần, địa vị xã hội, về sự cống hiến cho đất nƣớc, cho cộng đồng nên cơ quan BHXH cần phải đáp ứng những yêu cầu, nhu cầu khác nhau của các đối tƣợng. Đồng thời do điều kiện kinh tế - xã hội ở mỗi địa phƣơng lại khác nhau nên vì thế việc thực hiện chính sách BHXH, BHYT còn gặp nhiều khó khăn, trở ngại. Thêm vào đó, với việc gia tăng số ngƣời tham gia và thụ hƣởng chính sách BHXH thì khối lƣợng công việc cũng nhƣ áp lực công việc trong ngành BHXH ngày càng tăng.

Toàn Ngành BHXH hiện nay có 20.500 lao động trong đó chiếm hơn 70% là lao động nữ và hơn 60% trong số đó đang trong độ tuổi sinh đẻ. Đây là nguồn nhân lực có tính chất đặc thù vì nhân lực nữ đồng thời phải đảm nhiệm hai chức năng: vừa tham gia công tác, vừa sinh đẻ, nuôi con nhỏ và chăm sóc gia đình. Nhƣ vậy việc phân công nhiệm vụ, sắp xếp, tổ chức công

việc trong Ngành BHXH phải khoa học, hợp lý đồng thời cũng rất linh hoạt để đảm bảo hiệu quả công tác và không gây sức ép lớn cho lao động nữ.

2.4.1. Các nhân tố bên ngoài

- Trình độ phát triển y tế và chăm sóc sức khỏe:

Hiện nay ngành y tế của nƣớc ta đang phát triển toàn diện và mạnh mẽ. Hệ thống tổ chức bộ máy tuyến Trung ƣơng đến địa phƣơng đƣợc xây dựng thống nhất, hoàn thiện theo hƣớng tinh gọn, hoạt động ổn định, tính hiệu lực hiệu quả cao. Bộ Y tế tiếp tục thực hiện các giải pháp để tăng tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế, hƣớng tới bảo hiểm y tế toàn dân. Đến nay tỷ lệ bao phủ đạt gần 89% dân số. Nhiều cơ sở y tế phát triển, ngành y tế tiếp tục củng cố và phát triển mạng lƣới y tế, xây dựng mô hình điểm tại 26 trạm y tế xã, phƣờng hoạt động theo nguyên lý y học gia đình để tiến tới nhân rộng toàn quốc. Bộ Y tế đã đầu tƣ cơ sở vật chất, trang thiết bị, đổi mới cơ chế tài chính, chính sách bảo hiểm y tế, tập trung vào phòng chống các bệnh không lây nhiễm, quản lý hồ sơ sức khỏe ngƣời dân theo nguyên lý y học gia đình.

Hàng năm 100% viên chức BHXH thành phố Hà Nội đƣợc tạo điều kiện đăng ký khám chữa bệnh tuyến trung ƣơng tại các cơ sở: Bệnh viên Bạch Mai, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội,… với điều kiện chăm sóc y tế tốt nhất. Tuy nhiên, việc khám cho các bộ viên chức thực tế mới dừng ở mức đáp ứng đƣợc các chỉ tiêu sức khỏe cơ bản, chứ chƣa thực sự đƣợc khám một cách toàn diện và kỹ càng do kinh phí đƣợc cấp cho khám chữa bệnh hàng năm có giới hạn và do là những bệnh viện thuộc tuyến trung ƣơng nên số lƣợng thăm khám hàng ngày rất đông dẫn đến quá tải cho các đội ngũ y bác sĩ. Trong khi đó thì các bệnh viên tuyến cơ sở chƣa đƣợc trang bị máy móc đầy đủ, cũng nhƣ trình độ chuyên môn của đội ngũ y bác sĩ ở tuyến cơ sở chƣa thật sự cao. Chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu thăm khám của ngƣời bện,dẫn đến việc khám

chữa bệnh của ngƣời dân cũng nhƣ là cán bộ viên chức chủ yếu tập trung ở bệnh viện tuyến trung ƣơng.

- Các yếu tố thuộc hệ thống đào tạo:

Hiện nay các trƣờng đào tạo về bảo hiệm xã hội còn rất ít, có một vài trƣờng nhƣ Trƣờng Đại học Lao động & Xã hội; Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân... có khoa Bảo hiểm. Tuy nhiên, BHXH mới chỉ là một bộ môn trong giảng dạy chứ chƣa đi sâu vào nghiên cứu, tìm hiểu các nghiệp vụ thực tế của ngành BHXH. Các viên chức, lao động hợp đồng sau khi đƣợc tuyển dụng đều phải đƣợc đào tào từ đầu về nghiệp vụ BHXH thông qua Trƣờng Đào tạo nghiệp vụ BHXH thuộc BHXH Việt Nam.

- Môi trường pháp lý:

Bảo hiểm xã hội Việt Nam chịu sự quản lý nhà nƣớc của Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; của Bộ Y tế về bảo hiểm y tế; của Bộ Tài chính về chế độ tài chính đối với các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.

Các bộ Luật lao động; Luật BHXH, BHYT, BHTN; Luật việc làm... quy định tƣơng đối rõ ràng về các điều khoản về thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN. Tuy nhiên, còn một số vƣớng mắc trong việc thực hiện chính sách và quản lý các quỹ BHXH, BHYT, BHTN do mỗi chính sách lại do một Bộ quản lý nên chƣa có sự thống nhất chung. Ví dụ nhƣ quỹ BHTN do BHXH Việt Nam thu, nhƣng việc chi trả lại do Trung tâm dịch vụ việc làm thuộc Bộ LĐTB&XH chi trả cho đối tƣợng dẫn tới việc quản lý giữa thu và chi quỹ gặp nhiều khó khăn.

- Hội nhập kinh tế quốc tế:

Hàng năm BHXH Việt Nam vẫn tổ chức các lớp bồi dƣỡng cho cán bộ công chức, viên chức trong ngành đi học tập trao đổi kinh nghiệm về thực

hiện chính sách an sinh xã hội ở các nƣớc phát triển nhƣ Úc, New Zealand, Trung Quốc,...

Tuy nhiên, nhiều cán bộ công chức, viên chức có trình độ ngoại ngữ tin học còn hạn chế nên mặc dù rất muốn đƣợc đi học hỏi trao đổi kinh nghiệm với các nƣớc phát triển nhƣng chƣa đáp ứng yêu cầu về điều kiện tham gia nên vẫn bỏ lỡ cơ hội đƣợc học hỏi.

2.5. Đánh giá chung về thực trạng nâng cao chất lƣợng đội ngũ viên chức nghiệp vụ tại Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ VIÊN CHỨC NGHIỆP VỤ TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI THÀNH PHỐ HÀ NỘI. LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ NHÂN LỰC (Trang 94 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)