7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
1.4.2. Các nhân tố bên ngoài
- Trình độ phát triển y tế và chăm sóc sức khỏe
Hệ thống cơ sở y tế khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe đƣợc đầu tƣ nâng cấp sẽ nâng cao tuổi thọ, sức khỏe cho dân cƣ cũng nhƣ nhân lực. Chăm sóc sức khỏe sinh sản, chăm sóc sức khỏe trẻ em, tƣ vấn dinh dƣỡng, phòng bệnh tật… đƣợc quan tâm sẽ đảm bảo cho thế hệ tƣơng lai có trí lực và thể lực khỏe mạnh, nâng cao thể lực và tầm vóc trung bình của ngƣời dân Việt Nam. Điều này có ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động nâng cao chất lƣợng nhân lực của toàn xã hội cũng nhƣ của tổ chức nói riêng.
Bao gồm số lƣợng, chất lƣợng và cơ cấu hệ thống đào tạo, các hình thức và phƣơng thức đào tạo, chi phí đào đạo và sử dụng kết quả của đào tạo xét trên góc độ xã hội. Các nhân tố này trực tiếp tác động tới chất lƣợng nguồn nhân lực trong tổ chức. Nó tác động rất lớn tới khả năng nhận biết công việc, tới trình độ chuyên môn, tay nghề và trình độ văn hoá của mỗi cá nhân. Không phải ngẫu nhiên mà hiện nay Đảng và Nhà nƣớc luôn xác định “giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu” và chi phí cho giáo dục và đào tạo ngày một tăng, các trƣờng trung học chuyên nghiệp và dạy nghề đƣợc mở ngày càng nhiều.
Mức độ phát triển của giáo dục - đào tạo có ảnh hƣởng không nhỏ đến chất lƣợng nhân lực trong tổ chức, nó không chỉ quyết định trình độ văn hóa, chuyên môn, kĩ thuật, tay nghề của ngƣời lao động mà còn tác động đến sức khỏe, tuổi thọ ngƣời dân thông qua các yếu tố thu nhập, nhận thức và xử lí thông tin kinh tế - xã hội, thông tin khoa học. Mức độ phát triển của giáo dục - đào tạo càng cao thì quy mô nhân lực chất lƣợng cao càng mở rộng, năng suất lao động càng cao.
- Môi trường pháp lý
Bộ luật lao động, các văn bản pháp luật có liên quan đến vấn đề lao động, sử dụng lao động, là các yếu tố cần thiết làm cơ sở pháp lý cho các tổ chức, đơn vị giải quyết tốt các mối quan hệ giữa ngƣời lao động, là tiền đề cho các doanh nghiệp xây dựng các tiêu chuẩn pháp lý khi hình thành, củng cố và phát triển nhân lực. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng hoạch định các chính sách tạo môi trƣờng pháp lý cho sự phát triển nhân lực cả về chất và lƣợng nhƣ: chính sách xã hội hóa giáo dục; chính sách phát triển các cơ sở giáo dục đào tạo chất lƣợng cao đạt chuẩn khu vực và quốc tế; chính sách cải cách nội dung, phƣơng pháp giáo dục và đào tạo; chính sách về y tế, chăm sóc sức khỏe ngƣời lao động, chính sách an toàn vệ sinh lao động.
- Hội nhập kinh tế quốc tế
Hội nhập là mở cửa tham gia vào quá trình toàn cầu hóa - cũng có nghĩa là quá trình cạnh tranh và phân công lao động quốc tế. Để đáp ứng yêu cầu hội nhập thì đội ngũ viên chức của đơn vị bảo hiểm xã hội phải năng động hơn, thích ứng nhanh với cơ chế mới, trong môi trƣờng của nền kinh tế thị trƣờng và hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là việc am hiểu về luật pháp, thông lệ quốc tế các tiêu chuẩn về bảo hiểm xã hội mới.
Để đáp ứng yêu cầu của thời kỳ hội nhập quốc tế ngoài việc đƣợc đào tạo chuyên môn, đội ngũ viên chức của đơn vị bảo hiểm xã hội cần chủ động học hỏi cập nhật những kỹ năng nhƣ Quản lý, Tin học, Ngoại ngữ,.
1.5. Kinh nghiệm nâng cao chất lƣợng đội ngũ viên chức nghiệp vụ của một số tổ chức và bài học rút ra cho Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội