Giải pháp về chính sách đãi ngộ đội ngũ viên chức nghiệp vụ

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ VIÊN CHỨC NGHIỆP VỤ TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI THÀNH PHỐ HÀ NỘI. LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ NHÂN LỰC (Trang 114 - 117)

7. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

3.2.4. Giải pháp về chính sách đãi ngộ đội ngũ viên chức nghiệp vụ

Ngoài các giải pháp về nâng cao chất lƣợng đào tạo, bồi dƣỡng, thì hoàn thiện chế độ tiền lƣơng, phụ cấp và các chế độ đãi ngộ khác cho cán bộ, viên chức của BHXH thành phố Hà Nội cũng là một giải pháp quan trọng, tạo động lực khuyến khích cho họ nâng cao trình độ về mọi mặt để làm việc có chất lƣợng, hiệu quả cao hơn.

Trong thời gian tới, BHXH thành phố Hà Nội cần tiếp tục phối hợp, kiến nghị, đề xuất với BHXH Việt Nam, với các cơ quan quản lý Nhà nƣớc cụ thể Đảng ủy, HĐND, UBND thành phố, các ngành hữu quan nghiên cứu, hoàn thiện và thực hiện tốt các chế độ tiền lƣơng, phụ cấp và đãi ngộ cho cán bộ, viên chức BHXH theo hƣớng:

Thứ nhất, về chế độ tiền lƣơng: Để việc chi trả tiền lƣơng hợp lý cho cán bộ, viên chức trong toàn ngành đề nghị ngành chi trả trên cơ sở trình độ đào tạo và kết quả, hiệu quả công tác của mỗi một cán bộ, viên chức. Để làm đƣợc điều này, một là, ngành cần nghiên cứu, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận trong toàn ngành, từ đó sắp xếp lại tổ chức và biên chế phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, không để chồng chéo, tinh giảm nhân sự trong bộ máy các cấp, góp phần giảm nguồn tài chính để trả lƣơng cho cán bộ, viên chức hợp lý; hai là, toàn ngành cần xác lập hệ thống đánh giá kết quả làm việc cho cán bộ, viên chức toàn bộ hệ thống, đánh giá bằng điểm theo các tiêu chí cụ thể.

Để tiền lƣơng có tác dụng thu hút lao động có chất lƣợng cao, thời gian tới Ngành cũng cần phối hợp với Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội - Bộ Tài chính nghiên cứu, xin phép Chính phủ cho làm thí điểm chế độ tiền lƣơng cho cán bộ, viên chức trong ngành BHXH, theo hƣớng khoán quỹ lƣơng. Quỹ lƣơng này không lấy từ ngân sách Nhà nƣớc, mà đƣợc tính tỷ lệ % trên từ tiền lãi đầu tƣ tăng trƣởng quỹ.

Nhằm khắc phục những hạn chế của chế độ tiền lƣơng hiện đang thực hiện cho cán bộ, viên chức Ngành cũng nhƣ của BHXH thành phố Hà Nội, tác giả luận văn đề xuất Ngành cần nghiên cứu để thí điểm, chế độ lƣơng đối với cán bộ BHXH thành phố Hà Nội, có cơ chế đánh giá tiêu chí cụ thể để trả lƣơng theo năng lực và vị trí việc làm tránh cào bằng so với cán bộ BHXH toàn nghành.

Thứ hai, về chế độ tiền thƣởng:

Ngoài việc thƣởng thƣờng xuyên theo Luật Thi đua khen thƣởng, cần lựa chọn các hình thức thƣởng và đƣa ra các mức thƣởng hợp lý nhƣ: thƣởng do có sáng kiến mang lại hiệu quả cao, thiết thực; thƣởng do hoàn thành vƣợt

mức số lƣợng và chất lƣợng công việc đƣợc giao; thƣởng do tiết kiệm thời gian và chi phí; thƣởng do thi đua nƣớc rút.

Thƣởng phải đảm bảo công bằng với tất cả mọi ngƣời và phải dựa trên mức độ hoàn thành công việc của cá nhân ngƣời lao động chứ không phải là vị trí của ngƣời lao động. Đồng thời, quyết định thƣởng nên công khai trƣớc toàn thể cơ quan để tăng niềm tự hào của cá nhân ngƣời lao động và nêu gƣơng sáng cho ngƣời lao động khắc học tập với hi vọng có cơ hội đƣợc khẳng định mình trƣớc tập thể.

Thứ ba, hoàn thiện các chế độ phụ cấp theo lƣơng.

Hoàn thiện mức phụ cấp, đảm bảo hợp lý giữa các cấp lãnh đạo cơ quan và toàn bộ Bảo hiểm xã hội thành phố. Mức phụ cấp này hiện chênh lệch chƣa đáng kể giữa lãnh đạo phòng và lãnh đạo Bảo hiểm xã hội quận, huyện, thị xã. Nhƣ phụ cấp Giám đốc thành phố 1.0, phó giám đốc thành phố 0.8, trƣởng phòng 0.6, phó phòng 0.4. Giám đốc, phó giám đốc quận phụ cấp 0.5 và 0.3 tƣơng tự cấp huyện, thị xã 0.3 và 0.2. do phụ cấp lãnh đạo đƣợc áp vào hệ thống thang bảng lƣơng NĐ 204 nên sự linh hoạt và không phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ (về số lƣợng và chất lƣợng công việc) đƣợc giao. Đặc biệt là phụ cấp lãnh đạo BHXH cấp huyện còn quá thấp. Điều này dẫn đến những bất hợp lý, không đảm bảo đƣợc tƣơng quan chung trong toàn bộ hệ thống.

Thứ tƣ, cần mở rộng đối tƣợng hƣởng phụ cấp ƣu đãi cho cán bộ giám định BHYT. Hiện nay, có một số cán bộ, viên chức làm công tác giám định BHYT. Tuy không trực tiếp làm công tác chuyên môn nhƣ cán bộ y tế, nhƣng thƣờng xuyên họ phải tiếp xúc với bệnh nhân với cƣờng độ lao động, áp lực công việc cao nhƣ cán bộ y tế tại các cơ sở y tế công lập. Vì vậy, để động viên, khuyến khích họ, thu hút họ vào ngành và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tác giả luận văn đề xuất.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ VIÊN CHỨC NGHIỆP VỤ TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI THÀNH PHỐ HÀ NỘI. LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ NHÂN LỰC (Trang 114 - 117)