0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Căn nguyên viêm gan cấp theo tuổi và giới

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA VIÊM GAN CẤP Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG (Trang 69 -71 )

* Tuổi

Trong nghiên cứu của chúng tôi, căn nguyên gây viêm gan cấp gặp ở tất cả các lứa tuổi từ 2 tháng đến 15 tuổi., trong đó tập trung nhiều ở độ tuổi từ 2 tháng đến 12 tháng tuổi (68.3%), sau đó là độ tuổi trên 12 tháng đến 5 tuổi (19.2%).

Tác giả Phạm Nhật An và cs nghiên cứu 551 bệnh nhân bị viêm gan cấp, trong đó lứa tuổi từ 2 tháng tuổi đến 12 tháng chiếm tỷ lệ cao nhất (62.07%) [2].

Nghiên cứu của Phạm Thị Sửu và cs cũng cho kết quả lứa tuổi 2 tháng đến 12 tháng chiếm tỷ lệ cao nhất [29].

70

Nghiên cứu của Vũ Thị Hải Yến [32] cũng cho kết quả lứa tuổi từ 2 tháng đến 12 tháng tuổi gặp viêm gan vi rút nhiều nhất (42.6%).

Kết quả nghiên cứu của Poddar và cs, trong các bệnh nhân viêm gan vi rút cấp lứa tuổi mắc cao nhất là trẻ em dưới 5 tuổi (46.5%) [55].

Tỷ lệ căn nguyên viêm gan cấp theo tuổi qua nghiên cứu của chúng tôi, căn nguyên vi rút gặp chủ yếu ở nhóm tuổi từ 2 tháng đến 12 tháng tuổi (56/82 bệnh nhân). Căn nguyên ngộ độc và rối loạn chuyển hóa gặp nhiều ở lứa tuổi từ 5 đến 15 tuổi. Nhóm chưa rõ nguyên nhân gặp chủ yếu ở lứa tuổi từ 2 tháng đến 12 tháng tuổi..

Trong nghiên cứu của chúng tôi thấy tuổi mắc viêm gan CMV đặc biệt cao ở lứa tuổi từ 2 tháng đến 12 tháng tuổi (42/45 bệnh nhân). Tỷ lệ này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Hoàng Trọng Kim và cs (83.3%) [23].

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có: 2/2 bệnh nhân bị viêm gan A trong lứa tuổi từ 5 đến 15 tuổi, 9/16 bệnh nhân viêm gan B trong lứa tuổi từ 2 tháng đến 5 tuổi và 7/7 bệnh viêm gan cấp do EBV trong lứa tuổi từ 2 tháng đến 5 tuổi.

* Giới

Trong nghiên cứu của chúng tôi trẻ nam mắc bệnh nhiều hơn trẻ nữ (tỷ lệ nam/nữ là 1,5:1 trong viêm gan cấp nói chung). Trong nhóm căn nguyên vi rút tỷ lệ trẻ trai chiếm 63.9% cao hơn so với trẻ gai chiếm 36.1%. Nhận xét này phù hợp với nhiều tác giả đã nghiên cứu trước đây. Tỷ lệ nam trong nghiên cứu của Phạm Nhật An [2] là 66.1% nhiều hơn nữ là 33.9%. Nghiên cứu của Phạm Thị Sửu [29] tỷ lệ nam chiếm 68.3%, nữ là 31.7%. Nghiên cứu của Vũ Thị Hải Yến [32] tỷ lệ nam chiếm 70.2%, nữ chiếm 29.8%.

71

Poddar và cs [55] cho kết quả nam chiếm 69.8%, nữ là 30.2%. Kết quả nghiên cứu của Chia-Minh Chu [38] nam chiếm tỷ lệ 70.9%, nữ là 29.1%. Trong nghiên cứu của chúng tôi trong nhóm căn nguyên vi rút, đa số với mỗi vi rút tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ trai cao hơn trẻ gái.

4.2. LÂM SÀNG CỦA VIÊM GAN CẤP

4.2.1. Thời gian từ khi phát hiện triệu chứng đầu tiên đến lúc vào viện

Đa số trẻ có thời gian khi phát hiện triệu chứng đầu tiên đến lúc vào viện là dưới 7 ngày (54/120 bệnh nhân) và trên 14 ngày (50/120 bệnh nhân).

Trong nghiên cứu của chúng tôi, nhóm căn nguyên vi rút có thời gian trên 14 ngày gặp nhiều nhất (33/72 bệnh nhân). Nhóm ngộ độc (3/4 bệnh nhân) có thời gian trước 7 ngày, điều này có thể lý giải các bệnh các bệnh ngộ độc là bệnh rất cấp tính (sau dùng thuốc thời gian ngắn) nên trẻ được gia đình hoặc tự trẻ phát hiện dễ dàng hơn. Nhóm rối loạn chuyển hóa (4/8 bệnh nhân) có thời gian trước 7 ngày.

Trong nhóm căn nguyên vi rút: Căn nguyên CMV có thời gian chủ yếu trên 14 ngày (26/45) bệnh nhân, thậm chí có bệnh nhân đến viện sau 1 tháng, điều này có thể lý giải được rằng căn nguyên do CMV chủ yếu tập trung ở nhóm tuổi 2 ÷ 12 tháng và phần nhiều trẻ nhỏ viêm gan cấp do CMV tiến triển chậm, các triệu chứng đầu tiên kín đáo, gia đình không để ý, đến khi xuất hiện vàng da nhiều nơi mới đưa đến viện. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Hoàng Trọng Kim và cs [23].

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA VIÊM GAN CẤP Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG (Trang 69 -71 )

×