0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Các nguyên nhân không do nhiễm trùng

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA VIÊM GAN CẤP Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG (Trang 29 -31 )

* Do ngộ độc

- Acetaminophen (Paracetamol)

+ Là một loại thuốc hạ sốt, giảm đau, được dùng rộng rãi trên toàn thế giới, ở một số vùng thì đây là nguyên nhân gây ngộ độc chiếm tỉ lệ khá cao (25-30%)

30

+ Paracetanol có mặt trong rất nhiều loại biệt dược như thuốc hạ sốt, giảm đau, thuốc cảm cúm, thuốc ho, dạng siro, thuốc viên. Hiện nay, đặc biệt ở nước ta do hiểu biết người dân còn hạn chế, việc sử dụng kiểm thuốc chưa chặt chẽ, người dân tự mua thuốc không cần khám bệnh, không cần đơn thuốc là khá phổ biến. Bởi vậy, uống quá liều cùng một loại thuốc, uống nhiều loại thuốc có chứa cùng hoạt chất hoặc dùng kết hợp với một số thuốc làm tăng độc tính của paracetanol là khó tránh khỏi [9], [27].

+ Các nghiên cứu cho thấy: Liều độc ở người lớn là trên 8g, ở trẻ em là trên 200mg/kg thể trọng. Tuy nhiên liều gây độc có thể thay đổi, độc tính tăng ở người nghiện rượu, ở trẻ suy dinh dưỡng, người suy kiệt, người có bệnh gan mạn tính do lượng dự trữ Glutathion trong cơ thể giảm.

+ Cơ chế gây ngộ độc: Sau khi uống, paracetamol được hấp thu nhanh chóng vào máu, nồng độ cao nhất trong máu đạt được sau khi uống 60-120 phút. Thuốc được chuyển hóa khử độc tại gan, chủ yếu theo con đường liên hợp với glucuronid hoặc sulfat, rồi đào thải qua thận ra nước tiểu. Một phần nhỏ thuốc được đào thải theo con đường cytochrom P450 tạo thành chất chuyển hóa hoạt tính độc cho cơ thể, nhưng nhanh chóng được liên hợp với glutathione để chuyển thành acid mercapturic và cystein không độc. Nếu cơ thể bị suy kiệt glutathione dự trữ trong cơ thể, chất chuyển hóa trung gian không độc cho cơ thể, sẽ kết hợp đồng hóa trị với các protein và các men trong gan và các bộ phận khác không độc, hoại tử các tế bào [9], [27].

Trong nghiên cứu của Ngô Thị Vân Anh có 2/40 (5%) bệnh nhân bị suy gan cấp do ngộ độc paracetamol [6].

- Thuốc đông y: Cũng có thể gây viêm gan cấp.

- Nấm Amanita: Là một loại nấm có chất amatoxin là độc tố gây độc hại.

Nấm chủ yếu mọc vào mùa hè và mùa xuân, thường xuất hiện sau một trận mưa. Có mặt ở hầu khắp trên thế giới nhưng chủ yếu là ở Châu Á và Châu Âu. Nấm thường có màu sắc sặc sỡ và khá đa dạng: trắng, vàng, cam, nâu, đỏ, xanh.

31

* Các nguyên nhân khác - Bệnh rối loạn chuyển hóa:

+ Bệnh Wilson: Bệnh Wilson là bệnh di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường do rối loạn quá trình bài tiết đồng từ gan vào mật dẫn đến đồng tích tụ ở gan và theo dòng máu đến tích tụ ở một số cơ quan khác như não, thận, mắt,… Trong nghiên cứu của Nguyễn Gia Khánh [22] có 67.5% (23/34) bệnh nhân Wilson có biểu hiện tổn thương gan.

+ Ngoài ra một số bệnh rối loạn chuyển khác như: Thiếu hụt citrin, rối loạn chuyển hóa α1-antitrypsin,… cũng có thể gây bệnh viêm gan cấp.

- Viêm gan tự miễn.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA VIÊM GAN CẤP Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG (Trang 29 -31 )

×