0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

CĂN NGUYÊN VIÊM GAN CẤP

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA VIÊM GAN CẤP Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG (Trang 65 -69 )

Trong nghiên cứu của chúng tôi thấy căn nguyên của viêm gan cấp chủ yếu là do nhiễm vi rút (60%), tiếp đến do bệnh rối loạn chuyển hóa (6.7%), ngộ độc là 3.3% và còn 30% chưa tìm thấy nguyên nhân. Theo nghiên cứu của Vũ Thị Hải yến [32] đưa ra tỷ lệ bệnh nhân viêm gan vi rút cấp được tìm thấy nguyên nhân là 34.2% (nghiêm cứu này xác định có 3 loại vi rút viêm gan là A, B, C), trong khi nghiên cứu của chúng tôi tìm thấy căn nguyên nhiễm vi rút chiếm 60% của viêm gan cấp nói chung. Sự khác biệt này có thể do hiện nay đã bổ sung thêm các xét nghiệm để tìm thêm các căn nguyên viêm gan vi rút khác như CMV, EBV.

Trong nghiên cứu của chúng tôi về căn nguyên vi rút thì nhiễm CMV chiếm tỷ lệ cao nhất, chiếm 62.5% (45/72 bệnh nhân), điều này có thể do đặc điểm dịch tễ CMV lưu hành rất rộng rãi trên toàn thế giới, đặc biệt là ở các nước có nền kinh tế kém phát triển hoặc điều kiện vê sinh kém. ở các nước phát triển, tuổi trưởng thành có huyết thanh dương tính với CMV khoảng 50%, trong khi các nước kém phát triển tỷ lệ nhiễm CMV trong cộng đồng có thể lên tới 100% [28]. CMV có thể lây truyền từ mẹ sang con trong thời kỳ mang thai, có thể nhiễm thời kỳ chu sinh và trong suốt cả cuộc đời, nhiễm CMV ở người khỏe mạnh phần lớn là không có triệu chứng lâm sàng, khi cơ

66

thể bị suy giảm miễn dịch do một nguyên nhân nào đó sẽ biểu hiện bệnh, tùy cơ quan bị bệnh mà có các triệu chứng lâm sàng chỉ điểm. Tổn thương viêm gan trong nhiễm CMV là hay gặp nhất (42.04%) [3].

Tiếp sau căn nguyên CMV là HBV (22.2%), HAV (2.8%), HCV (2.8%). Kết quả này tương đối phù hợp với kết quả nghiên cứu của Hoàng Trọng Kim và cs [23], nhưng tỷ lệ nhiễm EBV của chúng tôi (9.7%) gặp nhiều hơn so với 0.6% của Hoàng Trọng Kim [23].

Kết quả nghiên cứu của Trịnh Thị Ngọc tại Viện y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới (nay là Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương) viêm gan vi rút B chiếm 55.1% [26], Lê Đăng Hà và cs nghiên cứu 73 bệnh nhân viêm gan cấp thì tỷ lệ viêm gan B chiếm tỷ lệ cao hơn cả (45.2%) [17].

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ viêm gan B chiếm tỷ lệ 14.8% (16/108 bệnh nhân viêm gan vi rút cấp). Tỷ lệ này thấp hơn có thể do chương trình tiêm phòng vắc xin viêm gan B đã được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia ở nước ta.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có 2 trường hợp vi rút viêm gan A gây viêm gan cấp, chiếm 1.9% (2/108 bệnh nhân), tỷ lệ này tương đối phù hợp với kết quả của Vũ Thị Hải Yến [32] có tỷ lệ 6.4%. Trong nghiên cứu của Hoàng Trọng Kim và cs [23] có tỷ lệ cao hơn là 18.5%. Sự khác biệt này có thể do điều kiện địa lý và thời tiết khác nhau giữa Miền nam và Miền bắc, ảnh hưởng đến việc chăm sóc trẻ và thói quen ăn uống của trẻ.

So sánh với các tác giả nước ngoài, tỷ lệ viêm gan A trong nghiên cứu của chúng tôi tương đối phù hợp. Nghiên cứu của Chia-Minh Chu (Đài Loan) cho thấy tỷ lệ viêm gan A là 3.6% [38].

67

Vì đặc điểm lây truyền của vi rút viêm gan A là lây qua đường tiêu hóa do đó viêm gan A có thể gây thành các vụ dịch [16], [34]. Đã có nhiều nước trên thế giới thông báo về các vụ dịch viêm gan vi rút A, tại Thượng Hải (Trung Quốc) thánh 1/1988 đã có một vụ dịch viêm gan A với khoảng 4% dân số bị bệnh, đây là vụ dịch xảy ra ở vùng thành thị [53].

Dịch viêm gan A dễ xảy ra ở các nước đang phát triển nơi có điều kiện kinh tế và vệ sinh kém. Tại vùng Terengganu và Kelantan (Malaysia) đã xảy ra một vụ dịch viêm gan A năm 1996 [63], tỷ lệ mắc bệnh là 66.4%, bệnh xảy chủ yếu ở trẻ em đang độ tuổi đến trường từ 6-15 tuổi. Một nghiên cứu khác tại vùng Plovdiv (Bungaria) năm 1999 có 423 bệnh nhân được chẩn đoán là viêm gan vi rút cấp, trong đó có 288 bệnh nhân là viêm gan A (có anti-HAV, IgM (+) chiếm tỷ lệ 68.09%, bệnh gặp chủ yếu ở trẻ em trong độ tuổi đến trường và ở nông thôn nhiều hơn thành thị [56].

Tại Việt Nam các bệnh nhân được chẩn đoán là viêm gan A xuất hiện lẻ tẻ trong cộng đồng, chưa có vụ nào được công bố [16].

Vi rút viêm gan C trong nghiên cứu của chúng tôi gặp 2 trường hợp (chiếm 1.9%). Vi rút viêm gan C thường hiếm gặp ở trẻ em vì đường lây truyền chính của vi rút viêm gan C là đường máu, tỷ lệ lây từ mẹ sang con và qua đường tình dục ít gặp hơn. Đối tượng đẽ mắc viêm gan C thường là người tiêm chích ma túy hoặc người được truyền máu nhiều lần [16], [45]. Theo tác giả Vardas [61] tỷ lệ viêm gan C ở Nam Phi và Trung Phi rất cao với tỷ lệ trên 10%, đặc biệt ở Angola và Namibia, đối tượng mắc là đàn ông trưởng thành ở vùng nông thôn. Tác giả cũng đưa ra tỷ lệ viêm gan C trên người mang vi rút viêm gan B là 17% và tỷ lệ ung thư gan do đồng nhiễm viêm gan B, C là rất cao ở Namibia.

68

Tác giả Rakadjieva.T [56] nghiên cứu trên 423 bệnh nhân viêm gan vi rút ở Bungaria, tỷ lệ viêm gan C là 2.12%.

Zainah Saah nghiên cứu tại Malaysia năm 1996 tỷ lệ viêm gan C là 5.4% trong tổng số các bệnh nhân bị viêm gan vi rút cấp [63].

Tại ấn Độ [58] tỷ lệ viêm gan C chiếm 1.2% trong tổng số các bệnh nhân bị viêm gan vi rút cấp.

Như vậy so với các tác giả trên tỷ lệ viêm gan C của chúng tôi là tương đối phù hợp, trừ vùng Nam Phi và Trung Phi, nơi mà được tổ chức Y tế Thế giới công bố là có tỷ lệ viêm gan C cao nhất.

Trong nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của Vũ Thị Hải Yến (2.2%) [32] và Hoàng Trọng Kim và cs (3%) [23].

So sánh với tác giả Trịnh Thị Ngọc thì tỷ lệ viêm gan C trong nghiên cứu tại Viện y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới (này là Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương) là 2.9%, tỷ lệ viêm gan B đồng nhiễm với viêm gan C là 4.7% [26], chủ yếu gặp ở các đối tượng nghiện chích ma túy. Như vậy kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn do đối tượng nghiên cứu là trẻ em, tỷ lệ tiêm chích ma túy thấp, tiếp xúc với nguồn lây ít hơn.

Trong viêm gan vi rút cấp sự phối hợp của nhiều vi rút gây viêm gan đồng nhiễm đã được nhiều tác giả đề cập tới. Theo Poddar [55] những người mang vi rút viêm gan B hay viêm gan C mãn tính, khi bị bội nhiễm vi rút viêm gan A thì bệnh diễn biến nặng và tỷ lệ tử vong cao, đặc biệt là những người mang vi rút viêm gan C mạn tính bội nhiễm vi rút viêm gan A. Do vậy họ đã sử dụng biện pháp vắc xin phòng viêm gan A phòng bệnh cho trẻ em, đặc biệt là những trẻ mang vi rút viêm gan B và C.

69

Trong nghiên cứu của chúng tôi không có bệnh nhân đồng nhiễm hai loại vi rút, cả hai trường hợp viêm gan C, 11/16 trường hợp viêm gan B của chúng tôi đều dưới 5 tuổi. Có lẽ đó là lứa tuổi trẻ em chưa đi học, ít hoạt động xã hội, ít tiếp xúc với yếu tố nguy cơ nên ít nguy cơ nhiễm nhiều loại vi rút viêm gan hơn.

Trong nghiên cứu của chúng tôi có 8 bệnh nhân (6.7%) bị viêm gan cấp do bệnh rối loạn chuyển hóa: 6 bệnh nhân Wilson và 2 bệnh nhân thiếu hụt Citrin.

Trong nghiên cứu của Ngô Thị Vân Anh [6] về suy gan cấp, nguyên nhân ngộ độc gây suy gan cấp có 4/40 bệnh nhân (10%) (2 bệnh nhân bị ngộ độc paracetamol và 2 bệnh nhân bị ong đốt). Trong nghiên cứu của chúng tôi cũng gặp 4/120 (3.3%) bệnh nhân viêm gan cấp do ngộ độc (3 bệnh nhân bị ngộ độc thuốc đông y và 1 bệnh nhân bị ngộ độc paracetamol).

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA VIÊM GAN CẤP Ở TRẺ EM TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG (Trang 65 -69 )

×