Phân loại nguy cơ theo nồng độ hs-CRP

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chỉ số khối cơ thể và chu vi cơ tứ đầu đùi ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn ổn định (Trang 43 - 46)

Nồng độ hs-CRP (mg/L)

Phân loại nguy cơ

< 1 Thấp

1 - 3 Trung bình

2.3.6.3. Đo khí máu động mạch

+ Lấy bệnh phẩm làm khí máu

Máu toàn phần và được lấy từ động mạch quay vì dễ lấy, có thể dễ ép lại để kiểm soát chảy máu và ít có nguy cơ gây tắc mạch. Động mạch đùi hay ít hơn động mạch cánh tay cũng được sử dụng, đặc biệt trong trường hợp cấp cứu hay ở trẻ em. Khí máu động mạch được đo trên máy GASTAT 603ie do hảng Techno Medica-Nhật sản xuất đặt tại khoa sinh hóa.

Máu toàn phần nên lấy bằng syringe, microsampler hoặc capillary được chống đông bằng heparin. Dụng cụ lấy máu phải kín, tránh bọt khí. Phân tích sớm sau khi lấy bệnh phẩm. Đặt bệnh phẩm đã lấy vào khay đá để vận chuyển đến nơi phân tích. Khí máu và pH sẽ thay đổi nếu để bệnh phẩm ở nhiệt độ phòng lâu hơn 5 phút do chuyển hóa tế bào, PaO2 sẽ thay đổi do sự tiêu thụ oxy có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bao gồm số lượng bạch cầu, số lượng hồng cầu hình lưới, nhiệt độ lưu trữ và giá trị đầu của PaO2 . Tại nhiệt độ lưu trữ từ 1-50C kết quả quan sát ổn định trong 2 giờ. Những bệnh phẩm có số lượng bạch cầu cao, số lượng hồng cầu lưới nhiều hoặc giá trị của PaO2 lúc đầu cao nên phân tích càng sớm càng tốt sau khi thu thập bệnh phẩm.

+ Tiến hành

Máy đang ở trạng thái làm việc ta tiến hành các bước sau:

- Mở nắp buồng đo và đưa mẫu vào, máy sẽ hút mẫu thử vào buồng đo.

- Máy hút mẫu xong sẽ xuất hiện dòng lệnh đóng nắp buồng đo.

- Ta nhập các thông tin về bệnh nhân như: tuổi, giới tính và nhiệt độ cơ thể.

- Máy sẽ tiến hành đo và hiển thị kết quả ở màn hình đồng thời dữ liệu sẽ được truy xuất ra cổng máy in.

+ Tiêu chuẩn đánh giá các thành phần khí máu chính:

Giá trị bình thường [9]: - pH = 7,35 – 7,43

- PaO2 = 80 – 98 mmHg ( 10,6 – 13 kPa ) - PaCO2 = 38 – 43 mmHg ( 5 – 7 kPa ) - SaO2 = 95 – 97%

- HCO3- = 22 -25 mEq/l

2.3.6.4. Định lượng protid máu

+ Mẫu thử

- Huyết thanh, huyết tương được chống đông bằng heparin hay EDTA. - Tránh tan huyết, để mẫu thử nơi khô ráo tránh ánh sáng.

- Độ bền: 1 ngày ở 15-25oC, 4 ngày ở 2-8oC và 3 tháng ở -20o

C.

+ Phương pháp

Định lượng protein máu theo phương pháp End Poin trên máy AU- 400 do hãng OLYMPUS-Nhật sản xuất tại khoa Hóa Sinh, Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định.

Thu thập các kết quả xét nghiệm khác: Công thức máu, X-Quang phổi, điện tâm đồ.

2.4. THU THẬP DỮ KIỆN VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU 2.4.1. Thu thập dữ kiện 2.4.1. Thu thập dữ kiện

Kết quả các dữ kiện lâm sàng, cận lâm sàng, đo sự giới hạn của phổi bằng phế dung kế được ghi đầy đủ vào protocol của từng bệnh nhân.

Kết quả BMI và chu vi đoạn giữa đùi được tổng hợp thành bảng riêng của người bình thường và bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

2.4.2. Xử lý số liệu

Xử lý số liệu theo Excel 2003 và SPSS 15.0 có sự trợ giúp của máy tính [6].

- Cách tính giá trị trung bình, ký hiệu X

X = n Xn X X1 2... = n Xi

- Cách tính độ lệch chuẩn SD (standard deviation) SD =     n i X Xi n 1 2 ) ( 1 1 - Công thức tính hệ số tương quan r:

r =         2 2 1 ) ( ) ( ) )( ( Y Yi X Xi Y Yi X Xi n i

Để khảo sát sự tương quan giữa các thông số, chúng tôi tính hệ số tương quan r với khoảng tin cậy 95%.

Hệ số tương quan r áp dụng cho n > 50:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chỉ số khối cơ thể và chu vi cơ tứ đầu đùi ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn ổn định (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)