Giai đoạn bệnh Tiêu chuẩn Giai đoạn 1 (nhẹ) + FEV1/FVC < 70% + FEV1 ≥ 80% trị số lý thuyết
+ Có hay không có các triệu chứng mạn tính (Ho, khạc đàm) Giai đoạn 2 (trung bình) + FEV1/FVC < 70% + 50% ≤ FEV1< 80% trị số lý thuyết Giai đoạn 3 (nặng) + FEV1/FVC < 70% + 30% ≤ FEV1< 50% trị số lý thuyết Giai đoạn 4 (rất nặng) + FEV1/FVC < 70%
+ FEV1< 30% trị số lý thuyết + dấu chứng suy hô hấp mạn
2.1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán đợt kịch phát cấp BPTNMT
Theo Anthonisen và cộng sự năm 1987
Một đợt kịch phát cấp BPTNMT cần phải có một trong ba biểu hiện sau đây: gia tăng mũ trong đàm, gia tăng thể tích đàm, khó thở xấu hơn.
+ Type I (nặng): có tất cả ba triệu chứng + Type II vừa): có hai triệu chứng
+ Type III (nhẹ): có một triệu chứng cộng thêm ít nhất một trong những triệu chứng sau đây: nhiễm trùng đường hô hấp trên trong 5 ngày qua, sốt không rõ nguyên nhân, gia tăng ran rít, gia tăng ho, hay gia tăng tần số hô hấp hay tần số tim trên 20% bình thường [4].
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ
Các bệnh phổi: Giãn phế quản, hen phế quản còn hồi phục, lao phổi, viêm toàn bộ tiểu phế quản lan tỏa.
Các bệnh viêm mãn tính, các bệnh nhiễm trùng cấp.
Ngoài ra cũng loại trừ những bệnh nhân gù vẹo cột sống, liệt nữa người, hay những bệnh nhân BPTNMT nhưng không đồng ý hợp tác nghiên cứu, các bệnh nhân có bệnh mạch vành hay nhồi máu cơ tim, đái tháo đường.
2.1.4. Phân loại theo chỉ số khối cơ thể ở ngƣời trƣởng thành Châu Á Bảng 2.2. Phân loại theo chỉ số khối cơ thể ở người trưởng thành Châu Á[5]
Phân loại Chỉ số khối cơ thể ( kg/m2
) Gầy < 18,5 Bình thường 18,5 – 22,9 Tăng cân ≥ 23 Nguy cơ 23 – 24,9 Béo phì độ 1 25 – 29,9 Béo phì độ 2 ≥ 30
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp mô tả cắt ngang, nghiên cứu tại thời điểm bệnh nhân đang nằm viện [13],[16].
- Thời gian và địa điểm nghiên cứu:
Thời gian tiến hành nghiên cứu: từ tháng 4/2011 đến tháng 4/2012. - Địa điểm nghiên cứu:
- Khoa Hồi sức cấp cứu nội, khoa nội Trung cao, khoa Lão khoa bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định.
- Khoa xét nghiệm bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định.
- Phòng thăm dò chức năng hô hấp bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định.
2.3. CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH 2.3.1. Khám lâm sàng
Thực hiện khám lâm sàng, ghi kết quả khám từng người bệnh vào mẫu Protocol có sẵn.
Hỏi tiền sử hút thuốc lá
- Số gói thuốc lá bệnh nhân hút trong một ngày. Số gói tính bằng số điếu thuốc hút trong ngày chia 20.
- Số năm hút thuốc lá.
- Tính chỉ số gói / năm = Số gói hút trong ngày x số năm hút thuốc lá. Hỏi tiền sử bệnh lý
- Ho khạc đàm kéo dài: là tình trạng ho khạc đàm ít nhất 3 tháng trong một năm trong hai năm liên tiếp.
- BPTNMT: thời gian bệnh nhân biết có BPTNMT tính bằng năm. Khám toàn thân
Ghi nhận các triệu chứng: tím, sốt, ho, khó thở, ran rít ở phổi.
2.3.2. Đo chiều cao
- Đo chiều cao bệnh nhân: Bằng thước đo chiều cao gắn liền với cân (cân sức khỏe TZ-120).
- Bệnh nhân đo chiều cao trong tư thế đứng thẳng thoải mái, mắt nhìn về phía trước, hai gót chân đứng sát mặt sau của cân, bàn chân đặt hoàn toàn trên mặt cân và chụm lại hình chữ V, đảm bảo bốn điểm trên cơ thể chạm vào thước đo chiều cao là vùng chẩm, xương vai, mông và gót chân. Bệnh nhân đi chân trần, không đội nón, không cầm bất cứ vật gì, mặt quần áo mỏng. Người đo kéo êke sẵn trên thước đo lên quá đầu, hạ xuống đến chạm đỉnh đầu.
- Kết quả được tính bằng mét (m) và sai số không quá 0.5cm.
2.3.3. Đo cân nặng
- Đo bằng dụng cụ cân sức khỏe TZ-120 được đặt trên mặt phẳng ổn định, hiệu chỉnh trước khi sử dụng. Bệnh nhân đứng nhẹ nhàng trên bàn cân. Khi kim báo trọng lượng đã hoàn toàn đứng yên mới đọc kết quả.
- Kết quả được tính bằng Kg và sai số không quá 100g.
2.3.4. Chỉ số khối cơ thể
Chỉ số được tính theo công thức: Chỉ số khối cơ thể = Trọng lượng (kg) / Chiều cao2 (m2)
2.3.5. Đo chu vi đùi
- Đo chu vi đùi bằng dụng cụ thước dây.
- Đo chu vi đoạn giữa đùi một bên (P): bệnh nhân trong tư thế đứng thẳng thoải mái, đo trực tiếp cơ đùi.
- Chu vi đùi được tính bằng centimet (cm) và sai số không quá 0.5cm. - Tiêu chuẩn đánh giá chu vi đoạn giữa đùi: vì không có tiêu chuẩn cụ thể nào được hướng dẫn ở người Việt Nam bình thường, nên chúng tôi chọn giảm chu vi đoạn giữa đùi khi < (X - 2SD) của nhóm chứng.
2.3.6. Cận lâm sàng
2.3.6.1. Đo chức năng hô hấp
Bằng máy Koko FPT do hãng Nspire-Anh sản xuất đặt tại phòng thăm dò chức năng hô hấp của Bệnh viện Đa khoa tỉnh bình Định.
+ Chuẩn bị bệnh nhân:
- Bệnh nhân được giải thích về lợi ích của việc đo chức năng thông khí phổi, được hướng dẫn các bước tiến hành. Người thực hiện đo cần làm mẫu cho bệnh nhân xem và bệnh nhân cần thực hiện thử trước khi tiến hành đo. - Test được thực hiện khi bệnh nhân ổn định về lâm sàng và không có nhiễm trùng hô hấp.
- Bệnh nhân không thở Oxy ít nhất 15 phút trước khi đo, không hút thuốc lá 1 giờ trước khi đo và không đo ngay sau khi ăn.
- Ngưng các thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn ít nhất 3 giờ trước khi đo. - Đo chiều cao và cân nặng của bệnh nhân. Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi ít nhất 15 phút trước khi đo, nới lỏng quần áo và lấy răng giả (nếu có).
+ Công tác chuẩn bị máy:
- Nối bộ đo lưu lượng tuốc bin vào máy. - Bật công tắc.
- Nhập ngày, tháng, năm và các dữ liệu của bệnh nhân về tên, tuổi, chiều cao, cân nặng, chẩn đoán.
+ Tiến hành đo:
- FEV1 phải đo trước khi dùng thuốc giãn phế quản.
- Thuốc giãn phế quản phải được sử dụng dưới dạng khí dung qua một bầu hít hay khí dung máy.
- Liều lượng thuốc giãn phế quản phải được chọn lựa cao.
- Liều lượng thích hợp là 40µg đồng vận β2, 80µg kháng cholinergic hay phối hợp cả 2 loại. FEV1 phải được đo lại 3-45 phút sau khi cho thuốc giãn phế quản.
+ Đánh giá kết quả đo thông khí hô hấp:
- Thông khí bình thường: FEV1 ≥ 80% trị số lý thuyết, FVC ≥ 80% trị số lý thuyết và tỉ số FEV1/FVC ≥ 70%.
- Hội chứng rối loạn thông khí tắc nghẽn: khi FEV1/FVC < 70% trị số lý thuyết. Dựa vào % FEV1 so với trị số lý thuyết để đánh giá độ nặng của BPTNMT (theo GOLD 2009).
- Hội chứng rối loạn thông khí hạn chế: khi FEV1/FVC ≥ 70% trị số lý thuyết và FVC < 80% so với trị số lý thuyết.
- Hội chứng rối loạn thông khí hỗn hợp: khi có cả hội chứng rối loạn thông khí tắc nghẽn và hội chứng rối loạn thông khí hạn chế.
Một sự tăng FEV1 > 200ml và trên 12% so với FEV1 trước khi sử dụng thuốc giãn phế quản được xem như là có giá trị [2],[10].
2.3.6.2. Định lượng hs-CRP huyết thanh
Đánh giá sự thay đổi của nồng độ hs-CRP bằng phương pháp đo độ đục siêu nhạy. Với máy AU-400 và thuốc thử của hãng OLYMPUS-Nhật sản xuất. Nồng độ hs-CRP được biểu thị bằng đơn vị mg/L.
Giới hạn phát hiện thấp nhất của xét nghiệm này là < 0,10mg/L.
Nguyên tắc: CRP trong huyết thanh sẽ kết hợp với kháng thể kháng CRP có sẵn trong dung dịch của thuốc thử. Phức hợp kháng nguyên-kháng thể CRP làm dung dịch thử trở nên đục. Độ đục này thay đổi tùy theo nồng độ hs-CRP có trong mẫu huyết thanh. Đo độ đục bằng máy quang phổ và quy đổi ra giá trị mg/L.
Mẫu máu thử là 2 ml không có chất chống đông, quay ly tâm tách lấy
phần huyết tương và bảo quản ở nhiệt độ 0-4 độ C cho đến khi được phân tích.
+ Dụng cụ, nơi tiến hành
Định lượng hs-CRP bằng máy AU-400 do hãng OLYMPUS-Nhật sản xuất tại khoa sinh hóa, Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định.
+ Đánh giá
Việc định lượng CRP có độ nhạy cao (hs-CRP) cho phép phát hiện ở nồng độ rất thấp ( 0 – 2 mg/l ).