Phân loại nguy cơ theo hs-CRP

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chỉ số khối cơ thể và chu vi cơ tứ đầu đùi ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn ổn định (Trang 33 - 38)

Nồng độ hs-CRP (mg/L)

Phân loại nguy

< 1 Thấp 1 - 3 Trung bình

> 3 Cao

1.6. VAI TRÒ hs-CRP TRONG BPTNMT

Trong sự cộng tác giữa Mỹ và Tây Ban Nha, de Torres và cộng sự báo cáo CRP tăng cao trong lâm sàng ở bệnh nhân BPTNMT và sự tăng cao nồng độ CRP tương quan nghịch với chức năng của phổi (thể tích thở ra bắt buộc trong 1 giây (FEV1), %FEV1 so với lý thuyết, dung tích sống bắt buộc (FVC), %FVC so với lý thuyết, dung tích thở ra/ dung tích toàn phần của phổi (FEV1/FVC) [23].

Trong một nghiên cứu cắt ngang so sánh trên 88 bệnh nhân BPTNMT với nhóm chứng gồm 33 người hút thuốc lá và 38 người không hút thuốc lá, các tác giả Pinto-Plata VM, Müllerova H nhận thấy nồng độ CRP gia tăng ở bệnh nhân BPTNMT không có biểu hiện lâm sàng liên quan đến bệnh tim thiếu máu và độc lập với hút thuốc lá và giảm ở nhóm bệnh BPTNMT có sử dụng Corticoid đường hít. Các tác giả cho rằng CRP là chất chỉ điểm hệ thống của quá trình viêm trong BPTNMT [73].

Tuy nhiên, trong một nghiên cứu của các tác giả Urboniene D, Sakalauskas R khảo sát 87 bệnh nhân trong đó 41 BPTNMT, 30 bệnh nhân

hen và 16 chứng, nhận thấy nồng độ CRP ở bệnh nhân BPTNMT (8,37±1,14 mg/L) tăng cao có ý nghĩa so với bệnh nhân hen (3,14±0,67mg/L) và nhóm chứng (2,39±0,59 mg/L). Trong nhóm BPTNMT, nồng độ CRP ở nhóm hút thuốc lá chủ động (8,38±1,52) và thụ động (10,4±2,22) đều tăng cao hơn nhóm không hút thuốc lá (4,10±0,86 mg/L) và nồng độ CRP tương quan nghịch với FEV1 (r = -0,463, p = 0,002), FEV1/FVC (r=-0,449, p = 0,003), và tương quan thuận với số lượng hút thuốc lá trong năm (pack-years) (r = 0,572, p = 0,001) [93].

Nhiều nghiên cứu cho thấy trong những đợt cấp BPTNMT, đáp ứng viêm hệ thống thường có sự điều chỉnh và các chất chỉ điểm viêm trong đợt cấp tăng cao hơn so với bình thường bao gồm CRP, IL-8, TNF-α, Leptin, Endotelin-1, fibrinogen, α1-antitrypsin, leukotriene E4 và leukotriene B4. Trong đó, nồng độ IL-6 và CRP trong đợt cấp BPTNMT là các chất chỉ điểm viêm chọn lọc ở đường hô hấp và tăng cao khi có nhiễm khuẩn. Tuy nhiên chỉ có CRP và TNF-αđược cho là có sự phản ảnh độ nặng của bệnh [23].

Với mục tiêu xác định sự gia tăng nồng độ CRP sẽ dự báo khả năng nhập viện cũng như tử vong ở bệnh nhân BPTNMT, các tác giả Morten Dahl, Jorgen Vestbo theo dõi 1302 bệnh nhân BPTNMT trong 8 năm nhận thấy tần suất nhập viện và tử vong gia tăng ở những bệnh nhân BPTNMT có nồng độ cơ bản CRP > 3mg/L so với ≤ 3mg/L (log rank: p < 0,001). Sau khi hiệu chỉnh giới, tuổi, % FEV1 dự báo, hút thuốc lá và bệnh tim thiếu máu, thì tần suất nhập viện (HR = 1,4 (95% CI:1-2) và tử vong (HR = 2,2 (1,2- 3,9) gia tăng ở những bệnh nhân BPTNMT có nồng độ cơ bản CRP > 3mg/L so với ≤ 3mg/L.Sau khi hiệu chỉnh các yếu tố gây nhiễu, nồng độ cơ bản của CRP gia tăng 1,2mg/L ở bệnh nhân nhập viện (p = 0,002) và tăng 4,1mg/L ở bệnh nhân tử vong (p = 0,001). Ở bệnh nhân có CRP > 3mg/L, nguy cơ tuyệt đối 10 năm ở nhóm nhập viện là 54% và nhóm tử vong là 57%. Các tác giả kết luận CRP là chất chỉ điểm mạnh và độc lập trong tiên lượng dự hậu bệnh nhân BPTNMT [64].

Trong khảo sát Lung Health Study với 4803 bệnh nhân BPTNMT nhẹ và vừa, so sánh giữa nhóm có nồng độ CRP cao nhất trong bậc 5 so với nhóm thấp nhất, các tác giả S F P Man, J E Connett nhận thấy tử vong do mọi nguyên nhân có nguy cơ tương đối RR = 1,79 (95% CI: 1,25 – 2,56), tử vong do biến cố tim mạch RR = 1,51 (95% CI: 1,20 – 1,90) hoặc ung thư RR = 1,85 (95% CI: 1,10 - 3,13) và nguy cơ tương đối tử vong trong 1 năm RR = 4,03 (95% CI: 1,23 – 13,21), trong 2 năm RR = 3,30 (95% CI: 1,38 - 7,86); và trong 5 năm RR = 1,82 (95% CI: 1,22 - 2,68).

Qua các nghiên cứu trên cho thấy giá trị của nồng độ CRP trong tiên lượng dự hậu ở bệnh nhân BPTNMT vượt trội các chất chỉ điểm truyền thống và có thể cho thấy các yếu tố nguy cơ tử vong một cách chính xác [62].

1.7. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU BPTNMT TRONG VÀ NGOÀI NƢỚC 1.7.1. Các nghiên cứu ở nƣớc ngoài

- Các tác giả Seymour JM, Spruit MA, Hopkinson NS, nghiên cứu cơ lực của cơ tứ đầu đùi bệnh nhân BPTNMT nhận thấy tỷ lệ yếu cơ tứ đầu đùi ở tất cả bệnh nhân BPTNMT là 32 - 33% trong đó 28% ở bệnh nhân BPTNMT giai đoạn I và II và gia tăng đến 38% ở giai đoạn IV [89].

- Trong một nghiên cứu đa trung tâm ở Hà Lan, các tác giả Vermeeren MA, Creutzberg EC, Schols AM nhận thấy ở nhóm bệnh nhân BPTNMT, tần suất suy dinh dưỡng và giảm chỉ số khối mỡ tự do (FFMI) chiếm 27%. Sự giảm sút FFMI liên quan với sự suy yếu cơ lực ngoại biên và độc lập với mức độ nặng của bệnh [93].

- S F P Man, J E Connett, N R Anthonisen, R A Wise, D P Tashkin, D D Sin, thấy rằng sự tắc nghẽn đường thở trong BPTNMT thường liên quan đến sự đáp ứng viêm hệ thống và TNF-α, C-reactive protein (CRP) liên quan đến các giai đoạn nặng lên của bệnh và là yếu tố tiên lượng tử vong ở bệnh nhân BPTNMT mức độ nhẹ và vừa [62].

- Các các tác giả Annemie M. W. J. Schols, Jos Slangen, nghiên cứu sự giảm cân và tiêu cơ nhận thấy ở những bệnh nhân BPTNMT thường xuyên khó thở nên phải hạn chế vận động thể lực để tránh khó thở, điều này sẽ dẫn đến giảm cân đồng thời tiêu cơ với tỷ lệ từ 20 – 35% [83].

- Các tác giả Sarah Bernard, Pierre Leblanc, François Whittom, nghiên cứu cơ lực của cơ tứ đầu đùi và diện tích vùng ngang đùi (CSA) ở bệnh nhân BPTNMT thấy rằng cơ lực của cơ tứ đầu đùi và diện tích vùng ngang đùi ở bệnh nhân BPTNMT giảm hơn có ý nghĩa so với nhóm chứng. Tỷ lệ cơ lực / CSA của cơ tứ đầu đùi tương đương ở hai nhóm gợi ý rằng sự yếu cơ ở bệnh nhân BPTNMT thật sự là do teo cơ và tỷ lệ này có xu hướng thấp hơn ở nhóm có sử dụng Corticoid đường toàn thân trước đó [82].

- Charlotte L, Eva P, Peter L, Jorgen V, Thomas P.A, nhận thấy BMI là một yếu tố tiên lượng tử vong độc lập có ý nghĩa. Tỷ lệ tử vong BPTNMT cao nhất thường gặp ở những bệnh nhân gầy, đặc biệt BMI < 20 kg/m2

[31].

1.7.2. Các nghiên cứu ở trong nƣớc

- Tác giả Đinh Ngọc Sỹ, nghiên cứu tình hình BPTNMT tại Việt Nam cho biết tỉ lệ BPTNMT trong cộng đồng dân cư Việt Nam từ 40 tuổi trở lên là 4,2%; trong đó nam là 7,1% và nữ là 1,9% [11].

- Tác giả Nguyễn Thị Như Nguyện, nghiên cứu chỉ số khối cơ thể ở bệnh nhân BPTNMT nhận thấy đa số bệnh nhân có chỉ số khối cơ thể thấp và giai đoạn càng nặng chỉ số khối cơ thể càng giảm thấp [15].

- Các tác giả Trần Văn Ngọc, Bùi Ngọc Uyên Chi, đánh giá sự thay đổi của PaCO2 trong quá trình điều trị oxy ở bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắt nghẽn mạn tính nhận thấy Oxy liệu pháp đóng vai trò quan trọng và có mối tương quan thuận giữa PaO2 và PaCO2 trong quá trình sử dụng oxy [14].

Hiện tại chúng tôi chưa tìm thấy tài liệu nào trong nước nghiên cứu tình trạng teo cơ ở bệnh nhân BPTNMT.

Chƣơng 2

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu gồm 2 nhóm:

- Nhóm bệnh: 52 bệnh nhân nam BPTNMT giai đoạn ổn định sau khi hết đợt kịch phát cấp điều trị tại Khoa Hồi sức cấp cứu nội, Nội Trung Cao, Lão khoa BVĐK tỉnh Bình Định.

- Nhóm chứng: gồm 52 người khỏe mạnh, cùng độ tuổi, cùng giới.

2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân BPTNMT

Dựa theo tiêu chuẩn chẩn đoán và phân độ BPTNMT của GOLD (2009) [1],[45].

2.1.1.1. Tiền sử

Tiền sử hút thuốc lá, tiếp xúc nhiều với bụi và chất hóa học nghề nghiệp, nhiễm khuẩn, ô nhiễm môi trường trong và ngoài nhà, viêm phế quản mạn, hen phế quản nặng không hồi phục.

2.1.1.2. Lâm sàng

* Triệu chứng cơ năng

- Ho mạn tính: Ho cách khoảng hay hằng ngày, thường bệnh nhân ho cả ngày ít khi ho về đêm.

- Khạc đàm mạn tính: bất kỳ tình trạng khạc đàm mạn tính nào cũng nghĩ đến khả năng BPTNMT, nhất là khi bệnh nhân có tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ.

- Khó thở: tiến triển từ từ ngày càng nặng dần, tăng thêm khi bệnh nhân gắng sức hay khi có nhiễm trùng đường hô hấp.

* Thực thể

Khám thực thể ít có giá trị trong chẩn đoán BPTNMT, nhất là ở giai đoạn sớm. Những triệu chứng thường gặp là:

- Dấu hiệu Hoover: đáy của lồng ngực co hẹp lại khi hít vào do vòm hoành co lại.

- Tần số thở lúc nghỉ > 20 lần/phút, nhịp thở nông. - Gõ vang

- Nghe phổi âm phế bào giảm, có ran rít, ngáy.

2.1.1.3. Cận lâm sàng

- Đo chức năng hô hấp FEV1 và FEV1/FVC: để chẩn đoán xác định, đánh giá độ trầm trọng của bệnh và để theo dõi tiến triển của bệnh.

- X-quang phổi: cho thấy khí phế thủng.

- Điện tâm đồ: một số trường hợp có thể có dấu hiệu của dày nhĩ phải hoặc dày thất phải.

- Khí máu: đánh giá pH, PaO2, PaCO2, SaO2.

2.1.1.4. Phân giai đoạn BPTNMT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chỉ số khối cơ thể và chu vi cơ tứ đầu đùi ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn ổn định (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)