Thành viên An do tai nạn giao thông nên mất khả năng nhận thức và bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự Các thành viên còn lại trong công ty cho rằng

Một phần của tài liệu Nhận định và tình huống môn pháp luật về chủ thể kinh doanh (luật doanh nghiệp) có đáp án chi tiết 2022 (Trang 30 - 32)

- Việc Phúc đề nghị công ty đổi tên có phù hợp với quy định của pháp luật không?

3. Thành viên An do tai nạn giao thông nên mất khả năng nhận thức và bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự Các thành viên còn lại trong công ty cho rằng

tư cách thành viên góp vốn của An đã chấm dứt nhưng sau đó vợ của An có yêu cầu công ty giữ nguyên tư cách thành viên góp vốn của An để chị tiếp tục quản lý. Vậy, yêu cầu của vợ An có phù hợp với quy định của pháp luật không?

TRẢ LỜI

1.Phát có thể trở thành thành viên hợp danh của công ty không khi mà việc này chỉ được sự đồng ý của Hưng?

-Phát không thể trở thành thành viên hợp danh của công ty khi mà việc này chỉ được sự đồng ý của Hưng.

-Theo Khoản 3 Điều 180 LDN 2020. Thành viên hợp danh không được chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho tổ chức, cá nhân khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại => Phải được tất cả các thành viên hợp danh còn lại đồng ý thì Phúc mới có thể chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của mình cho Phát. Nhưng chỉ có Hưng ( TVHD ) đồng ý còn Thịnh ( TVHD ) không đồng ý

- Phúc chuyển nhương cho Phát thì tất cả thành viên HD còn lại chấp nhận (Đ180.3), Phát thành thành viên hợp danh thì cần HĐTV chấp thuận ¾ thành viên hợp danh ( Đ182.3c và Đ186.1

2.Việc Phúc đề nghị công ty đổi tên có phù hợp với quy định của pháp luật không?

Có phù hợp. Vì theo Điều 181 LDN 2020, ông Phúc có quyền của thành viên hợp danh trong công ty hợp danh, việc ông đề nghị công ty đổi tên là phù hợp với quy định của pháp luật. Còn việc ông Hưng và ông Thịnh không đồng ý là một vấn đề đổi tên có được thông qua hay không, còn việc ông Phúc đề nghị công ty đổi tên không trái quy định pháp luật

3. Thành viên An do tai nạn giao thông nên mất khả năng nhận thức và bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự. Các thành viên còn lại trong công ty cho rằng tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự. Các thành viên còn lại trong công ty cho rằng tư cách thành viên góp vốn của An đã chấm dứt nhưng sau đó vợ của An có yêu cầu công ty giữ nguyên tư cách thành viên góp vốn của An để chị tiếp tục quản lý. Vậy, yêu cầu của vợ An có phù hợp với quy định của pháp luật không?

- Theo Khoản 3 Điều 53 LDN 2020 . Trường hợp thành viên bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì quyền và nghĩa vụ của thành viên đó trong công ty được thực hiện thông qua người đại diện

-Theo điểm 1 khoản 2 Điều 48 của bộ luật dân sự : “ Trường hợp vợ là người mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng là người mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ.” Trong trường hợp này, An không bị chấm dứt tư cách thành viên góp vốn => vợ An là người giám hộ cho An vì vậy chị yêu cầu công ty giữ nguyên tư cách thành viên góp vốn của An để chị tiếp tục quản lý là phù hợp với quy định pháp luật

2. TÌNH HUỐNG 2

Công ty hợp danh X gồm năm thành viên hợp danh là A, B, C, D và E; và một thành viên góp vốn là F. Điều lệ của công ty không có quy định khác với các quy đinh của luật doanh nghiệp. Tại công ty này có xảy ra các sự kiện pháp lý sau:

(i) Ngày 25/8/2015, C với tư cách là chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Giám đốc công ty đã triệu tập họp Hội đồng thành viên để quyết định một dự án đầu tư của công ty. Phiên họp được triệu tập hợp lệ với sự tham dự của tất cả các thành viên. Khi biểu quyết thông qua quyết định dự án đầu tư của công ty thì chỉ có A, C, D và E biểu quyết chấp thuận thông qua dự án. Vậy quyết định của Hội đồng thành viên có được thông qua hay không?

Theo em quyết định của Hội đồng thành viên sẽ được thông qua. Trình tự các bước thực hiện cuộc họp đều đúng với luật quy định và theo Điểm đ khoản 3 Điều 182 quy định quyết định về dự án đầu tư thì phải được ít nhất ba phần tư tổng số thành viên hợp danh tán thành, cụ thể ở đây là 4/5 > 3/4 TVHD bỏ phiếu thông qua.

(ii) B muốn chuyển nhượng toàn bộ phần vốn của mình tại công ty cho người khác và B cho rằng việc chuyển nhượng này nếu được Hội đồng thành viên công ty X đồng ý thì sẽ được. Ý kiến của B có đúng không? Tại sao?

Theo em, ý kiến của B là sai.

Vì theo Khoản 3 Điều 180 quy định: “Thành viên hợp danh không được chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho tổ chức, cá nhân khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại”.

CSPL: Đ182.3.d LDN 2020

(iii) Ngày 16/06/2018, Công ty X bị phá sản. Các thành viên hợp danh yêu cầu ông G (là một thành viên hợp danh cũ bị công ty khai trừ vào năm 2016) liên đới chịu trách

nhiệm về các khoản nợ của công ty. Yêu cầu này có phù hợp với quy định của pháp luật không?

Yêu cầu này không phù hợp với quy định của pháp luật. Theo Khoản 5 Điều 185 quy định Trong thời hạn 02 năm kể từ ngày chấm dứt tư cách thành viên hợp danh theo quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 1 Điều này thì người đó vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ của công ty đã phát sinh trước ngày chấm dứt tư cách thành viên. Tuy trường hợp này nằm trong thời hạn 2 năm, nhưng chúng ta không biết ông G có thuộc quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 1 Điều này hay không và chưa biết các khoản nợ của ông phát sinh trước hau sau ngày chấm dứt tư cách thành viên.

Một phần của tài liệu Nhận định và tình huống môn pháp luật về chủ thể kinh doanh (luật doanh nghiệp) có đáp án chi tiết 2022 (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)