Phân biệt thủ tục phá sản với thủ tục giải thể doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Nhận định và tình huống môn pháp luật về chủ thể kinh doanh (luật doanh nghiệp) có đáp án chi tiết 2022 (Trang 79 - 81)

I. CÁC NHẬN ĐỊNH SAU ĐÂY ĐÚNG HAY SAI? VÌ SAO?

7. Phân biệt thủ tục phá sản với thủ tục giải thể doanh nghiệp.

Trả lời:

1. Thủ tục phá sản: Phá sản là một loại thủ tục tư pháp do Tòa án có thẩm quyền quyết định sau khi nhận được đơn yêu cầu hợp lệ.

 Nộp đơn cho Tòa án yêu cầu mở thủ tục phá sản.

 Tòa án xem xét và thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.

 Tòa án mở thủ tục phá sản đối với những trường hợp đã đáp ứng đủ điều kiện mở thủ tục phá sản.

 Triệu tập hội nghị chủ nợ.

 Phục hồi doanh nghiệp.

2. Thủ tục giải thể: Giải thể doanh nghiệp là một loại thủ tục hành chính do người có thẩm quyền trong doanh nghiệp tiến hành làm việc với Cơ quan đăng ký kinh doanh.

 Thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp.

 Tiến hành tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp.

 Thông báo công khai quyết định giải thể doanh nghiệp.

 Doanh nghiệp tiến hành thanh toán các khoản nợ và phân chia phần tài sản còn lại theo quy định.

 Nộp hồ sơ giải thể.

 Cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

8. Bằng các quy định của Luật Phá sản 2014, hãy chứng minh nhận định “phá sản là một thủ tục thanh toán nợ đặc biệt”.

Phá sản quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Phá sản 2020 là “tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản”.

Thủ tục phá sản là thủ tục đòi nợ đặc biệt, bởi lẽ:

Mục đích của việc tiến hành thủ tục phá sản là nhằm giải thoát con nợ khỏi các khoản nợ không có khả năng chi trả, đồng thời tạo điều kiện để chủ nợ thu hồi một phần hoặc toàn bộ số nợ khó đòi. Trong quá trình thanh lý tài sản, việc trả nợ được tiến hành đối với tất cả các khoản nợ (kể cả nợ đến hạn và chưa đến hạn). Nói cách khác, phá sản là thủ tục trả nợ tập thể. Nó khác với đòi nợ thông thường là ai đến trước thì được trả trước, còn trong phá sản, tài sản thanh lý được trả cho các chủ nợ theo tỉ lệ tương ứng của khoản nợ trong tổng khối nợ mà con nợ đang có nghĩa vụ phải thanh toán.Thủ tục phá sản có sự tham gia của tổ quản lý-thanh lý tài sản và Tòa án.

Xét về tính chất đặc thù của thủ tục phục hồi Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản: - Quá trình tự phục hồi là giải pháp tổ chức sản xuất kinh doanh được doanh nghiệp chủ động thực hiện.

- Phục hồi Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là thủ tục tư pháp, chịu sự giám sát của tòa án và các chủ nợ

Xét về tính đặc thù của thủ tục thanh toán đòi nợ: - Việc đòi nợ thanh toán nợ mang tính tập thể.

- Việc đòi nợ, thanh toán nợ tiến hành thông qua một cơ quan đại diện có thẩm quyền (tòa kinh tế - TAND địa phương nơi doanh nghiệp đăng ký doanh nghiệp)

- Thanh toán các khoản nợ được tiến hành trên cơ sở số tài sản còn lại của Doanh nghiệp - Được tiến hành sau khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Tòa án). Chủ nợ chỉ có thể nhận được số tiền mà con nợ trả khi có quyết định thanh lý tài sản của con nợ của Tòa án.

Một phần của tài liệu Nhận định và tình huống môn pháp luật về chủ thể kinh doanh (luật doanh nghiệp) có đáp án chi tiết 2022 (Trang 79 - 81)