Giả sử HĐTV Công ty họp để xem xét việc thông qua hợp đồng nêu trên, nhưng ông F không tham gia, anh/chị hãy nêu điều kiện để hợp đồng được

Một phần của tài liệu Nhận định và tình huống môn pháp luật về chủ thể kinh doanh (luật doanh nghiệp) có đáp án chi tiết 2022 (Trang 47 - 51)

- Việc Phúc đề nghị công ty đổi tên có phù hợp với quy định của pháp luật không?

3. Giả sử HĐTV Công ty họp để xem xét việc thông qua hợp đồng nêu trên, nhưng ông F không tham gia, anh/chị hãy nêu điều kiện để hợp đồng được

nhưng ông F không tham gia, anh/chị hãy nêu điều kiện để hợp đồng được thông qua.

bài làm:

1. ông E và F vẫn có quyền thực hiện việc yêu cầu chủ tịch HĐTV triệu tập họp HĐTV để giải quyết một số vấn đề liên quan đến hoạt động của Công ty vì theo khoản 3 điều 49 LDN2020 thì cty Sông Tranh có ông M sở hữu 91% vốn điều lệ nên nhóm thành viên là ông E và F đương nhiên có quyền yêu cầu triệu tập họp HĐTV để giải quyết những vấn đề liên quan đến hoạt động cty.

2. Em đồng ý với ý kiến của các thành viên còn lại vì ông M đã vi phạm khoản 2 và khoản 3 điều 67 LDN 2020, cụ thể ông đã nhân danh công ty kí kết hợp đồng với một thành viên của công ty là ông N mà không thông báo cho thành viên HĐTV và chưa có sự chấp thuận của HĐTV.

3.

- ông F không tham gia cuộc họp HĐTV nhưng hợp đồng vẫn được thông qua dưới lấy ý kiến bằng văn bản khi được các thành viên dự họp sở hữu từ 65% tổng số vốn góp của tất cả thành viên dự họp trở lên tán thành, cụ thể : M(91%), N(4%), E(3%) - CSPL: khoản 3a, 5 điều 59 LDN 20

4. TÌNH HUỐNG 4

A, B, C cùng góp vốn thành lập Công ty TNHH X kinh doanh thương mại và dịch vụ. Ngày 05/02/2021, Công ty được Sở Kế hoạch và Đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì phần vốn góp của các bên vào vốn điều lệ được xác định như sau:

• A góp bằng một căn nhà tại đường Nguyễn Tất Thành, Quận 4, trị giá 400 triệu đồng, chiếm 40% vốn điều lệ. Căn nhà này được Công ty sử dụng làm trụ sở giao dịch.

• B góp vốn bằng một số máy móc xây dựng trị giá 300 triệu đồng, chiếm 30% vốn điều lệ.

• C góp 300 triệu đồng tiền mặt, chiếm 30% vốn điều lệ.

Sau khi Công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các thành viên đã thực hiện thủ tục góp vốn vào Công ty theo đúng quy định của Luật Doanh nghiệp. Để tổ chức bộ máy quản lý nội bộ Công ty, các thành viên nhất trí cử A làm Chủ tịch HĐTV, B làm Giám đốc, và C là Kế toán trưởng Công ty. Điều lệ của Công ty quy

định B là người đại diện theo pháp luật của Công ty.

Ngày 30/12/2021, do sự biến động trên thị trường bất động sản nên giá trị thực tế của căn nhà mà A mang ra góp vốn đã lên tới 1 tỷ đồng. Với lý do trước đây không có tiền mặt để góp vốn nên phải góp bằng căn nhà, nay đã có tiền mặt, A yêu cầu rút lại căn nhà trước đây đã mang góp vốn, và góp thế bằng 500 triệu đồng tiền mặt. B và C

không đồng ý. Giá trị căn nhà tăng lên thuộc về A hay thuộc về công ty?A có thể rút căn nhà trước đây đã mang góp vốn để góp thế bằng 500 triệu đồng tiền mặt được không? Căn cứ pháp lý? Giả sử B và C đồng ý cho A rút lại căn nhà và góp tiền thay thế vào thì có đúng pháp luật không? Căn cứ pháp lý của việc này có thể tham chiếu ở đâu?

- Giá trị căn nhà tăng lên thuộc về công ty. Vì theo điều 75.2 LDN 2020 thì khi góp vốn thành lập công ty, chủ sở hữu là A đã thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản là căn nhà cho công ty nên căn nhà thuộc tài sản của công ty chứ không còn là của A.

- A không thể rút căn nhà trước đây đã mang góp vốn để thế bằng 500 triệu đồng tiền mặt được. Vì hiện căn nhà thuộc sở hữu của công ty và phải được HĐTV thông qua theo nguyên tắc đa số (Đ77 LDN 2020)

- Giả sử B và C đồng ý cho A rút lại căn nhà và góp tiền thay thế vào thì vẫn trái với

quy định của pháp luật. Vì căn cứ tại điểm a khoản 3 điều 87 LDN 2020 thì “Hoàn trả một phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục từ 2 năm trở lên kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty”, nhưng với trường hợp trên thì công ty TNHH X chỉ mới hoạt động kinh doanh gần 1 năm, nên A vẫn không thể rút lại vốn góp của mình được.

5. TÌNH HUỐNG 5

Công ty TNHH Phương Đông

An, Bình, Chương và Dung thành lập công ty TNHH Phương Đông kinh doanh mua bán thủy sản, vật tư ngành thủy sản với vốn điều lệ là 1 tỉ đồng. An góp 200 triệu đồng bằng tiền mặt (20% vốn điều lệ); Bình góp một chiếc ô tô được định giá 200 triệu đồng (20% vốn điều lệ); Chương góp kho bãi kinh doanh, một số thiết bị vật tư được định giá 500 triệu đồng (50% vốn điều lệ); và Dung góp 100 triệu đồng bằng tiền mặt (10% vốn điều lệ).

Theo Điều lệ công ty, Chương là Chủ tịch HĐTV, Bình là giám đốc, An là Phó giám đốc; Giám đốc là người đại diện theo pháp luật cho công ty. Sau một năm hoạt động phát sinh mâu thuẫn giữa Chương và Bình. Với tư cách là Chủ tịch HĐTV và là người góp nhiều vốn nhất, Chương ra một quyết định cách chức Giám đốc của Bình và bổ nhiệm An làm Giám đốc thay thế. Không đồng ý với quyết định kể trên,

Bình vẫn tiếp tục giữ con dấu của công ty. Sau đó với danh nghĩa công ty Phương Đông, Bình kí hợp đồng vay 700 triệu đồng của công ty TNHH Trường Xuân. Theo hợp đồng, công ty Trường Xuân chuyển trước 300 triệu đồng cho công ty Đông Phương. Toàn bộ số tiền này được Bình chuyển sang tài khoản cá nhân của minh. Theo sổ sách, tài sản của công ty Phương Đông vào thời điểm này khoảng 1,2 tỷ đồng.

Chương kiện Bình ra Tòa án, yêu cầu Bình nộp lại con dấu cho công ty, phải hoàn trả số tiền 300 triệu đồng cho công ty và bồi thường thiệt hại cho công ty. Thêm nữa, công ty TNHH Trường Xuân cũng khởi kiện công ty Phương Đông, yêu cầu hoàn trả số tiền 300 triệu đồng mà Trường Xuân đã cho Phương Đông vay.

Câu hỏi:

1. Quyết định cách chức giám đốc Bình và bổ nhiệm giám đốc An có đúng không? Tại sao?

Trả lời:

- Quyết định cách chức giám đốc Bình và bổ nhiệm giám đốc An là không đúng. Theo tình huống, ông Chương là chủ tịch Hội đồng thành viên mà căn cứ theo Đ56.2 LDN 2020 về quyền và nghĩa vụ của chủ tịch Hội đồng thành viên thì ông Chương không có quyền cách chức giám đốc Bình và bổ nhiệm giám đốc An. Nếu muốn thực hiện quyết định này thì do hội đồng thành viên biểu quyết ra quyết định Đ59.2.c LDN 2020.

2. Việc Bình nhân danh công ty Phương Đông ký hợp đồng vay nợ của Trường Xuân có đúng pháp luật không?

Trả lời:

Việc Bình nhân danh công ty Phương Đông ký hợp đồng vay nợ của Trường Xuân không đúng pháp luật. Vì căn cứ theo Đ70.2.d thì “Hội đồng thành viên thông qua hợp đồng vay có giá trị từ 50% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất của công ty”. Mà thời điểm ông Bình kí

hợp đồng vay 700 triệu đồng của công ty TNHH Trường Xuân thì sổ sách ty ghi nhận tài sản của công ty Phương Đông là 1,2 tỷ đồng. Do đó, số tiền vay đã vượt quá 50% tổng giá trị tài sản hiện tại là 100 triệu. Vì vậy, việc kí kết hợp đồng vay cần có sự thông qua của HĐTV.

CHƯƠNG 5. CÔNG TY CỔ PHẦN

Một phần của tài liệu Nhận định và tình huống môn pháp luật về chủ thể kinh doanh (luật doanh nghiệp) có đáp án chi tiết 2022 (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)