Hàng năm, nhiệm vụ BVMT được tỉnh quan tâm ngay từ khâu xem xét, phê duyệt, cấp phép các dự án đầu tư, công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch ngắn và dài hạn theo từng lĩnh vực, các dự án phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương. Cụ thể, UBND tỉnh đã ban hành và triển khai nhiều chương trình, dự án, kế hoạch về công tác BVMT như: Chỉ thị số 55-CT/TU ngày 15/11/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tăng cường công tác quản lý chất thải phát sinh từ hoạt động chăn nuôi; Triển khai Kế hoạch thực hiện chiến lược BVMT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Kế hoạch số 57/ KH-UBND ngày 24/4/2018 của UBND tỉnh Hòa Bình về quản lý chất lượng không khí trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025… Đối với quy hoạch xử lý chất thải rắn, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2883/ QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định số 2436/QĐ-UBND phê
duyệt đồ án điều chỉnh Quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Hòa Bình đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, đã tính toán lượng rác thải theo tốc độ đô thị hóa, đảm bảo phù hợp với thực tế phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đồng thời điều chỉnh các khu xử lý chất thải rắn cấp vùng đảm bảo mỗi huyện đều có ít nhất 1 khu xử lý tập trung, tập trung nguồn lực tài chính, công nghệ để giảm việc vận chuyển và đồng thuận của người dân, tuy nhiên còn hạn chế là khối lượng rác thải tập trung ít, dẫn đến việc khó thu hút nhà đầu tư.
Kết quả thanh tra, kiểm tra năm 2019 tại 19 cơ sở, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cho thấy, hầu hết các cơ sở đều đã đầu tư công trình XLNT trước khi xả thải ra môi trường; 7 cơ sở, doanh nghiệp bị xử phạt với tổng số tiền 201.000.000 đồng. Theo Quyết định số 64/3003/QĐ-TTg, tỉnh Hòa Bình có 2 đơn vị thuộc LV sông Nhuệ - sông Đáy nằm trong Quyết định, trong đó, có 1 cơ sở đã được chứng nhận xử lý triệt để theo quy định (Công
VMột đoạn sông chảy qua tỉnh Hòa Bình thuộc LV sông Nhuệ - sông Đáy
đóng cửa hoạt động (Công ty CP giấy Hòa Bình tại xã Dân Hạ, huyện Kỳ Sơn). Theo Quyết định số 1788/QĐ-TTg, trên địa bàn tỉnh không có cơ sở nào trong danh sách cơ sở gây ô nhiễm môi trường (ÔNMT) nghiêm trọng. Hàng năm, theo hướng dẫn tại Thông tư số 07/2007/TT-BTNMT ngày 3/7/2007 của Bộ TN&MT hướng dẫn phân loại và quyết định danh mục cơ sở gây ÔNMT cần phải xử lý; Thông tư số 04/2012/TT-BTNMT ngày 8/5/2012 quy định tiêu chí xác định cơ sở gây ÔNMT, ÔNMT nghiêm trọng, tỉnh Hòa Bình đã tiến hành rà soát, phân loại các cơ sở gây ÔNMT, ÔNMT nghiêm trọng trên địa bàn. Kết quả, trên LV sông Nhuệ - sông Đáy thuộc địa bàn tỉnh không có cơ sở nào nằm trong danh sách cơ sở gây ÔNMT nghiêm trọng.
Hiện nay, tỉnh Hòa Bình chưa thực hiện việc quan trắc môi trường riêng biệt trên LV sông Nhuệ - sông Đáy mà thực hiện lồng ghép theo chương trình quan trắc hiện trạng chung của toàn tỉnh (theo Quyết định số 2939/QĐ-UBND ngày 1/12/2013). Kết quả quan trắc hàng năm cho thấy, chất lượng nước mặt trên LV sông Nhuệ - sông Đáy về cơ bản tương đối tốt, chưa có dấu hiệu ô nhiễm các kim loại nặng và anion, catrion độc hại. Theo kết quả quan trắc năm 2019, trên tổng số 9 mẫu nước mặt thuộc LV sông Nhuệ - sông Đáy, có 1 mẫu nước tại hồ Tre, xã Lạc Thịnh, huyện Yên Thủy có nồng độ NH4+, COD, BOD5 vượt giới hạn cho phép theo cột B1 QCVN 08:2008/BTNMT (từ 1,02 - 1,5 lần). Hiện UBND tỉnh đang xem xét phê duyệt để triển khai thực hiện nhiệm vụ “Xây dựng mạng lưới điểm quan trắc và phân tích môi trường phục vụ công tác quản lý, giám sát chất lượng môi trường tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2020 - 2025 và định hướng đến năm 2030”.
Cùng với đó, hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức, phổ biến pháp luật về BVMT luôn được tỉnh quan tâm, triển khai, đặc biệt là Luật BVMT và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, nhiều văn bản khác như: Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật BVMT; Nghị định số 18/2015/ NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch BVMT, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, kế hoạch BVMT và các văn bản hướng dẫn dưới Luật, Nghị định... Hàng năm, tỉnh cũng đã tổ chức lễ mít tinh hưởng ứng các ngày lễ về môi trường như Tuần lễ quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường, Ngày Môi trường thế giới, Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn...; phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh thực hiện các phóng sự về công tác chấp hành
gom, xử lý rác thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, trồng và bảo vệ rừng, khai thác chế biến khoáng sản. Bên cạnh đó, UBND các huyện, thành phố đã chủ động xây dựng, triển khai kế hoạch tập huấn, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về BVMT. Qua đó, nhận thức của đông đảo tầng lớp nhân dân về BVMT đã được nâng lên rõ rệt. Ngoài ra, nhằm tăng cường công tác BVMT trên LV sông, tỉnh cũng đã chủ động triển khai các giải pháp BVMT, đồng thời, tích cực phối hợp với những địa phương giáp ranh tăng cường công tác BVMT LV sông Nhuệ - sông Đáy như ký Biên bản ghi nhớ hợp tác BVMT LV sông Nhuệ - sông Đáy với TP. Hà Nội; ký quy chế BVMT sông Mã, sông Bưởi và vùng giáp ranh với các tỉnh Sơn La, Thanh Hóa.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác BVMT của tỉnh Hòa Bình nói chung và BVMT LV sông Nhuệ - sông Đáy nói riêng vẫn còn tồn tại một số khó khăn do tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa đang diễn ra nhanh, kéo theo các tác động tiêu cực đến môi trường. Việc tăng diện tích trồng trọt, đặc biệt là diện tích cây có múi, kỹ thuật canh tác còn lạc hậu, sử dụng bừa bãi phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, lãng phí nước, thiếu hiệu quả góp phần không nhỏ gây ÔNMT, thất thoát tài nguyên nước. Vấn đề BVMT trong khai thác khoáng sản còn nhiều bất cập. Nhiều doanh nghiệp khai thác không đúng thiết kế, không che chắn trong quá trình vận tải, nổ mìn không đúng giờ quy định... đặc biệt, hiện tượng khai thác khoáng sản trái phép vẫn còn diễn ra. Tỉnh cũng chưa có hệ thống thu gom XLNT sinh hoạt tập
thị; việc XLNT của một số cơ sở chăn nuôi lợn chưa triệt để, còn xả nước thải vượt quy chuẩn ra môi trường. Nhiều địa phương chưa có bãi chôn lấp/khu xử lý rác thải hợp vệ sinh, hoặc các bãi chôn lấp có nhưng chưa xử lý được chất thải thứ cấp phát sinh. Một số địa phương sử dụng lò đốt rác cỡ nhỏ nhưng hiệu quả xử lý không cao do công suất nhỏ, chưa xử lý được khí thải.
Để triển khai công tác BVMT LV sông Nhuệ - sông Đáy trong giai đoạn tiếp theo có hiệu quả, cần tiếp tục kiện toàn, củng cố hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về BVMT ở địa phương, trọng tâm là cấp tỉnh, huyện, xã; chú trọng phát triển nguồn nhân lực, tăng cường đào tạo chuyên môn, kỹ năng, kiến thức quản lý, ngoại ngữ bảo đảm nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu về BVMT; nâng cao năng lực quản lý nhà nước về BVMT đối với đội ngũ cán bộ công chức cả về số lượng và chất lượng. Đồng thời, hỗ trợ kinh phí từ ngân sách Trung ương cho các địa phương để triển khai thực hiện các nhiệm vụ, dự án xử lý ÔNMT, đặc biệt là những dự án xử lý cơ sở gây ÔNMT nghiêm trọng thuộc lĩnh vực công ích (bãi xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại các huyện, hệ thống XLNT sinh hoạt); tiếp cận với các tổ chức quốc tế nhằm huy động nguồn hỗ trợ về kinh phí và kỹ thuật để thực hiện các dự án, nhiệm vụ về BVMT; tăng cường thực hiện giám sát, kiểm soát, quan trắc chất lượng môi trường nước mặt, trong đó có các dự án về BVMT LV sông Nhuệ - sông Đáy trên địa bàn tỉnh Hòa Bìnhn
TRẦN QUỐC TRƯỞNG HOÀNG VĂN NIÊN HOÀNG VĂN NIÊN
Trong tiến trình xây dựng nông thôn mới (NTM), công tác thu gom, xử lý chất thải rắn (CTR) sinh hoạt đang được các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương hết sức quan tâm. Theo Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2019 (chuyên đề: Quản lý CTR sinh hoạt), tại khu vực đô thị, tỷ lệ thu gom trung bình đạt khoảng 92%, nhưng khu vực nông thôn, tỷ lệ rất thấp hơn (khoảng 66%), đòi hỏi phải có những giải pháp tháo gỡ tích cực về chính sách, công nghệ và sự phối hợp, đồng thuận của các địa phương.
Theo thông tin tổng hợp từ báo cáo của một số địa phương năm 2019, lượng CTR sinh hoạt nông thôn phát sinh trong cả nước khoảng 28.394 tấn/ngày. Tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt tại khu vực nông thôn trung bình toàn quốc đạt khoảng 66% và có sự chênh lệch lớn giữa các địa phương, tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt tại các vùng nông thôn ven đô hoặc các thị trấn, thị tứ cao hơn tỷ lệ thu gom CTR sinh hoạt tại các vùng sâu, vùng xa. Đến nay đã có khoảng 50% các xã trong toàn quốc thành lập tổ thu gom CTR sinh hoạt. Tuy nhiên, việc thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt một số ít do công ty dịch vụ môi trường thực hiện, còn lại phần lớn