không khí xuyên biên giới tại Việt Nam
và một số quốc gia trên thế giớiTh.S HOÀNG BÍCH HỒNG Th.S HOÀNG BÍCH HỒNG
Viện Khoa học môi trường, Tổng cục Môi trường
1. THỰC TRẠNG Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ XUYÊN BIÊN GIỚI XUYÊN BIÊN GIỚI
Ô nhiễm môi trường, trong đó nổi lên là ô nhiễm môi trường không khí (ÔNMTKK) đang là một vấn đề toàn cầu, được nhiều nước trên thế giới quan tâm và lo ngại. ÔNMTKK thường không có ranh giới cụ thể và quy mô tác động của nó có thể vượt ra khỏi phạm vi của mỗi quốc gia. Các quốc gia đang hoặc kém phát triển thường phải gánh chịu hậu quả do phần lớn các nước phát triển đem lại.
Theo Viện Pháp luật quốc tế (năm 1987): “ÔNMTKK xuyên biên giới có nghĩa là bất kỳ thay đổi vật lý, hóa học hoặc sinh học trong thành phần hoặc chất lượng không khí mà kết quả trực tiếp hoặc gián tiếp từ hành vi của con người và tạo ra tác động có hại đến môi trường của các quốc gia khác hoặc các khu vực xa hơn,
vượt quá những giới hạn của quyền tài phán quốc gia”.
Tại điểm b Điều 1 của Công ước CLRTAP năm 1979 về ÔNMTKK xuyên biên giới tầm xa quy định: “ÔNMTKK xuyên biên giới tầm xa có nghĩa là ÔNMTKK có nguồn gốc vật lý nằm hoàn toàn hoặc một phần trong khu vực thuộc quyền tài phán quốc gia của một nước và có tác động tiêu cực đến khu vực thuộc thẩm quyền của nhà nước khác ở một khoảng cách xa, nó không phân biệt là nguồn phát thải cá nhân hay của nhóm nguồn phát thải nào”.
Như vậy, dựa trên quy định của các điều ước quốc tế, có thể hiểu, ÔNMTKK xuyên
biên giới là sự thay đổi vật lý, hóa học hoặc sinh học trong chất lượng không khí, nguyên nhân là do hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp của con người (gọi là nguồn phát thải) tại một khu vực thuộc quyền tài phán của một quốc gia nhưng tác động tiêu cực đến môi trường của các khu vực thuộc thẩm quyền của các quốc gia khác.
ÔNMTKK xuyên biên giới ngày càng gia tăng, rất nhiều quốc gia vừa là nguồn gây ô nhiễm vừa là nguồn tiếp nhận ÔNMTKK. Năm 2002, các nước thành viên ASEAN đã ký Hiệp định ASEAN ô nhiễm khói mù xuyên biên giới. Hiệp định này là hiệp định khu vực đầu tiên trên thế giới có ràng
buộc nhóm các quốc gia tiếp giáp với nhau